Hướng dẫn 02 cách chia sẻ âm thanh trên Google Meet
Google Meet là công cụ họp trực tuyến phổ biến, nhưng việc chia sẻ âm thanh đôi khi gây khó khăn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách chia sẻ âm thanh trên Google Meet. Đồng thời cung cấp các cách khắc phục lỗi và quản lý cuộc họp hiệu quả.
02 Cách chia sẻ âm thanh trên Google Meet chi tiết
Google Meet là một trong những công cụ hữu ích cho các cuộc họp trực tuyến, giúp kết nối mọi người dễ dàng dù ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, khi muốn chia sẻ video, nhạc hoặc nội dung có âm thanh, nhiều người lại gặp khó khăn vì mặc định Google Meet chỉ truyền tải hình ảnh mà không có tiếng.
Vậy làm thế nào để đảm bảo mọi người trong cuộc họp đều nghe được âm thanh bạn muốn chia sẻ? Có hai cách phổ biến để thực hiện điều này: chia sẻ âm thanh từ tab trình duyệt và chia sẻ màn hình toàn bộ hoặc cửa sổ ứng dụng có tiếng. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết từng cách dưới đây!
Cách share âm thanh trên Google Meet khi chia sẻ tab trình duyệt
Đây là cách đơn giản và tiện lợi nhất nếu bạn muốn trình chiếu video, nhạc hoặc bất cứ nội dung nào có âm thanh từ trình duyệt. Cách này còn mang đến nhiều ưu điểm nổi bật khác như giữ cho âm thanh rõ ràng, không bị nhiễu.
Tính năng share âm thanh trên Google Meet này chỉ hiển thị ở tab mà bạn chọn. Khi bạn chuyển share sang tab mới, xuất hiện thông báo trên giao diện mới hỏi bạn muốn chuyển tab hay không? Các bước thực hiện share âm thanh trên Google Meet như sau:
- Bước 1: Tham gia Google Meet và vào phòng họp như bình thường.
- Bước 2: Chọn “Trình bày ngay” ở góc dưới bên phải màn hình.
- Bước 3: Chọn “Một thẻ“, đây là bước quan trọng vì nếu chọn Toàn màn hình hoặc Cửa sổ, Google Meet sẽ không chia sẻ âm thanh.
- Bước 4: Chọn tab có nội dung cần trình chiếu: Chọn đúng tab đang mở video, nhạc hoặc nội dung bạn muốn trình bày >> Tích vào “Chia sẻ âm thanh” góc dưới bên trái cửa sổ hiện ra. >> Nhấn “Chia sẻ”.
- Bước 5: vkhi muốn chuyển sang tab mới nhấn “Share this tab instead” hoặc nếu dừng trình bày, bạn nhấn “Dừng trình bày” ở góc dưới bên phải.
*Lưu ý:
- Cách này chỉ áp dụng với trình duyệt Chrome hoặc Edge Chromium, không hỗ trợ Firefox hay Safari.
- Âm thanh chia sẻ sẽ là âm thanh gốc từ tab, nên đảm bảo âm lượng đủ to và tắt tiếng các tab khác để tránh bị lẫn tạp âm.
Cách share màn hình trên Google Meet có tiếng toàn màn hình hoặc cửa sổ ứng dụng
Nếu bạn muốn chia sẻ không chỉ âm thanh từ tab trình duyệt mà còn muốn trình chiếu toàn bộ màn hình hoặc một cửa sổ ứng dụng cụ thể. Lúc này bạn cần phải chỉnh sửa lại micro của thiết bị.
Đây là cách cách share màn hình trên GG Meet có tiếng giúp bạn trình chiếu nhiều nội dung ngoài trình duyệt. Nhưng cách share màn hình trên Google Meet có tiếng này thì sau khi bạn chia sẻ, người tham gia cuộc họp sẽ hoàn toàn không nghe thấy giọng của bạn. Khi đó, bạn có thể tham khảo ngay cách share màn hình trên Google Meet với các bước hướng dẫn như sau:
*Bước 1: Cài đặt “Stereo Mix” trên Windows
- Mở Start Menu trên Windows 10 và chọn Settings.
- Đi tới “System” > “Sound”.
- Chọn “Manage sound devices” trong mục Input.
- Bật “Stereo Mix” (nếu bị tắt). Stereo Mix giúp máy tính ghi lại âm thanh hệ thống, cho phép Google Meet nghe được âm thanh từ bất kỳ ứng dụng nào đang chạy trên máy bạn.
- Kiểm tra Microphone, đảm bảo micro chính của bạn vẫn hoạt động song song để giữ được cả giọng nói lẫn âm thanh từ ứng dụng.
*Bước 2: Chia sẻ màn hình có âm thanh trên Google Meet
- Tham gia Google Meet và vào phòng họp như bình thường.
- Vào cài đặt, chuyển micro sang “Stereo Mix“. Nhấn vào dấu ba chấm (⋮) góc dưới phải, chọn Cài đặt (Settings). Vào tab Âm thanh (Audio), chuyển Microphone thành Stereo Mix.
- Chọn “Trình bày ngay” , sau đó chọn “Toàn bộ màn hình” hoặc “Cửa sổ” tùy theo nhu cầu.
- Chọn màn hình hoặc cửa sổ bạn muốn trình chiếu >> bật chia sẻ.
- Trình chiếu và bật âm thanh nội dung bạn muốn chia sẻ và đảm bảo bật âm thanh.
*Lưu ý:
- Khi chuyển sang Stereo Mix, người tham gia sẽ không nghe thấy giọng nói của bạn. Vì vậy, hãy thông báo trước và chuyển lại micro khi cần nói chuyện.
- Quay lại micro bình thường sau khi kết thúc trình chiếu, hãy quay lại cài đặt và chuyển micro về thiết bị gốc để tiếp tục trò chuyện bình thường.
- Cách này phù hợp cho trình chiếu video dài, webinar hoặc hội thảo.
- Trên MacBook, do hệ điều hành macOS không hỗ trợ Stereo Mix, bạn sẽ cần cài thêm phần mềm như Loopback Audio hoặc BlackHole để có tính năng tương tự.
Hướng dẫn giảm/tăng âm lượng và tắt loa Google Meet
Trong quá trình họp online, bạn cần giảm âm lượng hoặc tắt loa trong Google Meet? Nếu như bạn vẫn chưa biết cách làm như thế nào?
Giảm/tăng âm lượng Google Meet
Với cách giảm âm thanh trên Google Meet, bạn chỉ cần giảm âm lượng của máy tính hoặc thiết bị điện thoại. Lúc này mọi âm thanh trên Google Meet sẽ giảm theo hoặc tăng cũng tương tự.
Tắt loa Google Meet
Với cách tắt loa trong Google Meet, bạn cần lưu ý sự khác biệt giữa điện thoại và máy tính.
- Ở điện thoại chọn biểu tượng loa và “tắt đầu ra âm thanh”
- Ở máy tính, click chuột phải trong tab Google Meet, chọn “tắt tiếng trang web”
FAQ – Một số lỗi thường gặp khác khi chia sẻ âm thanh trên Google Meet
Trong quá trình họp online qua Google Meet, việc gặp lỗi về âm thanh hay thiết bị là điều không tránh khỏi. Dưới đây là những lỗi phổ biến và cách khắc phục chi tiết để đảm bảo trải nghiệm mượt mà nhất.

Âm thanh trên Google Meet bị rè hoặc méo tiếng?
Khi đang họp trực tuyến trên Google Meet, việc âm thanh bị rè, méo tiếng thường gây khó chịu đến chất lượng buổi họp. Lỗi này thường xuyên xuất hiện từ một số những nguyên nhân khác nhau như:
- Kết nối mạng không ổn định
- Thiết bị micro gặp vấn đề
- Âm thanh chưa được cài đặt đúng cách.
Do đó, để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn cần:
- Kiểm tra đường truyền kết nối Internet của bạn. Nếu có thể, bạn nên chuyển sang mạng dây để đảm bảo đường truyền ổn định hơn Wi-Fi.
- Hãy kiểm tra micro của bạn. Để hạn chế tình trạng này, hãy sử dụng tai nghe có micro tích hợp — vừa giảm tiếng ồn, vừa tránh được tiếng vọng từ loa ngoài.
- Kiểm tra cài đặt âm thanh trên Google Meet bằng cách vào Cài đặt > Âm thanh và chọn đúng micro, loa đang dùng. Nếu âm thanh vẫn méo, hãy thử khởi động lại trình duyệt hoặc đổi sang trình duyệt khác như Microsoft Edge hoặc Firefox để kiểm tra.
Lọc tiếng ồn khỏi cuộc họp của bạn trên Google Meet được không?
Google Meet hiện nay đã tích hợp tính năng lọc tiếng ồn giúp cải thiện trải nghiệm họp trực tuyến đáng kể. Tính năng này đặc biệt hữu ích khi bạn họp ở môi trường ồn ào như quán cà phê, văn phòng đông người hoặc thậm chí là khi nhà có tiếng động vật, trẻ con chơi đùa.
Khi bật tính năng lọc tiếng ồn, Google Meet sẽ tự động nhận diện và loại bỏ những âm thanh không mong muốn như tiếng quạt, tiếng gõ bàn phím, tiếng xe cộ bên ngoài… trong khi vẫn giữ lại giọng nói của bạn rõ ràng nhất có thể.
Để kích hoạt sử dụng tính năng này, bạn có thể tham khảo làm theo các bước sau:
- Tham gia vào cuộc họp Google Meet như bình thường.
- Chọn biểu tượng ba chấm ở góc dưới bên phải màn hình và nhấn Cài đặt.
- Vào mục Âm thanh, sau đó bật tùy chọn Khử tiếng ồn.
Lưu ý rằng tính năng này mặc định chỉ có trên tài khoản Google Workspace, nhưng gần đây Google đã mở rộng thêm cho một số tài khoản miễn phí.
Lỗi không có âm thanh khi chia sẻ tab Chrome?
Một lỗi phổ biến khác khi sử dụng Google Meet là không nghe được âm thanh khi chia sẻ tab Chrome. Đặc biệt là khi bạn muốn trình chiếu video hoặc phát nhạc từ trang web. Nguyên nhân chủ yếu là do chọn sai chế độ chia sẻ hoặc quên bật tùy chọn chia sẻ âm thanh.
Để đảm bảo âm thanh hoạt động bình thường khi chia sẻ tab trình duyệt, bạn cần thực hiện đúng các bước sau:
- Bấm vào Trình bày ngay ở góc dưới bên phải.
- Chọn Tab Chrome thay vì Toàn bộ màn hình hoặc Cửa sổ.
- Đảm bảo bạn đã tích chọn Chia sẻ âm thanh ở góc dưới bên trái hộp thoại chia sẻ.
Nếu bạn đã làm đúng nhưng vẫn không nghe thấy âm thanh, hãy thử kiểm tra âm lượng của trình duyệt. Đôi khi, Chrome có thể bị tắt tiếng ở cấp độ hệ điều hành (đặc biệt là trên Windows). Bạn có thể mở Volume Mixer (Trình trộn âm thanh) và đảm bảo Chrome không bị tắt tiếng.
Trong trường hợp vẫn không khắc phục được, bạn có thể thử dùng trình duyệt khác như Microsoft Edge hoặc Brave — cả hai đều hỗ trợ tốt Google Meet và tính năng chia sẻ âm thanh tab trình duyệt.
Vì sao Google Meet không nhận micro hoặc camera?
Google Meet không nhận micro hoặc camera, khiến bạn không thể phát biểu hoặc bật video trong cuộc họp. Nguyên nhân và cách để có thể khắc phục tình trạng này như sau:
- Hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn đã được cấp quyền truy cập micro và camera chưa. Trên Chrome, bạn nhấn vào biểu tượng ổ khóa bên cạnh thanh địa chỉ, chọn Cài đặt quyền và đảm bảo cả micro lẫn camera đều ở trạng thái Cho phép.
- Nếu trình duyệt đã được cấp quyền mà vẫn lỗi, hãy kiểm tra lại thiết bị vật lý. Đảm bảo micro/camera được kết nối đúng cổng, thử rút ra cắm lại hoặc đổi sang cổng khác (với USB). Nếu dùng tai nghe Bluetooth, hãy chắc chắn nó đã kết nối và nhận đúng thiết bị đầu vào.
Trong Windows, bạn cũng nên kiểm tra lại quyền hệ thống bằng cách vào Cài đặt > Quyền riêng tư > Micro/Camera và bật quyền truy cập cho trình duyệt.
Nếu vẫn không được, hãy thử khởi động lại trình duyệt hoặc máy tính. Đôi khi, các phần mềm khác như Zoom, Teams hoặc phần mềm ghi âm có thể chiếm quyền micro/camera, khiến Google Meet không thể nhận thiết bị. Đóng hoàn toàn các phần mềm đó và thử lại.
Lời kết
Hy vọng với hướng dẫn trên, bạn đã biết cách chia sẻ âm thanh trên Google Meet. Nếu còn bất kỳ câu hỏi và thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với GCS Việt Nam qua các kênh sau đây.
- Fanpage: GCS – Google Cloud Solutions
- Hotline: 024.9999.7777