04 Phương pháp sử dụng hàm nhân trong Sheets siêu đơn giản
Hàm nhân trong Sheets là công cụ để xử lý các phép tính nhanh chóng và chính xác. Trong Google Sheets, có nhiều cách để thực hiện phép nhân. Tùy vào từng nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau, mỗi hàm nhân trong Sheets sẽ đáp ứng cụ thể. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng GCS Việt Nam khám phá chi tiết về cách sử dụng hàm nhân trong Google Sheets cụ thể nhé.
Hàm nhân trong Google Sheets là gì?
Hàm nhân trong Google Sheets là công thức cho phép bạn thực hiện phép nhân giữa hai hoặc nhiều giá trị. Google Sheets cung cấp cho người dùng nhiều cách khác nhau để thực hiện phép nhân. Các hàm nhân trong Sheets phổ biến là hàm toán tử nhân (*), hàm MULTIPLY, PRODUCT và ARRAYFORMULA kết hợp để nhân nhiều giá trị.
- Sử dụng toán tử nhân (*): Đây là hàm nhân đơn giản, thực hiện phép nhân giữa hai giá trị dùng dấu *. Ví dụ như =5*10 hoặc =A1*B1.
- Sử dụng hàm MULTIPLY: Đây là hàm nhân cơ bản, thực hiện phép nhân hai số và trả về kết quả. Ví dụ như =MULTIPLY(số1, số2) hoặc =MULTIPLY(A2, B2).
- Sử dụng hàm PRODUCT: Đây là hàm nhân nhiều hơn hai giá trị, hoặc nhân một dải ô. Hàm này chỉ sử dụng khi bạn thực hiện dữ liệu bảng lớn hoặc cần tính tích của nhiều cột, hàng. Ví dụ như =PRODUCT(A2:A10).
- Sử dụng ARRAYFORMULA kết hợp với phép nhân: Đây là hàm nhân ứng dụng hữu ích với cả cột dữ liệu và tự động nhân từng hàng tương ứng. Ví dụ như =ARRAYFORMULA(A2:A10 * B2:B10).
So với Excel, Google Sheets không chỉ giữ nguyên chức năng nhân truyền thống mà còn hỗ trợ tốt hơn trong xử lý dữ liệu động. Trong Google Sheets, hàm nhân đóng vai trò khá quan trọng, giúp người dùng linh hoạt trong xử lý dữ liệu và tự động hóa quy trình tính toán mà không cần can thiệp thủ công.
Ngoài ra, hàm nhân trong Sheets còn kết hợp được với các hàm khác như IF, SUM, hoặc VLOOKUP. Đặc điểm này đã giúp cho ứng dụng Google Sheets ngày càng trở lên hữu ích với người sử dụng, nhất là trong kế toán, quản lý kho, bảng lương, tính toán tỷ lệ, phân tích tài chính và nhiều lĩnh vực khác.
Lợi ích của việc sử dụng hàm nhân trong Google Sheets
Việc sử dụng hàm nhân trong Google Sheets mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Đặc biệt là những đối tượng thường xuyên làm việc với dữ liệu, bảng tính hoặc xử lý các phép toán quan trọng. Dưới đây là những điểm nổi bật mà bạn không nên bỏ lỡ khi áp dụng hàm nhân trong Sheets.
- Xử lý dữ liệu nhanh hơn
Khi bạn thao tác với hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ô dữ liệu, việc sử dụng hàm nhân trong Sheets sẽ giúp tự động hóa quá trình tính toán. Chỉ với một công thức duy nhất, bạn có thể áp dụng cho cả cột dữ liệu mà không cần thực hiện thủ công. Cách làm này tiết kiệm hiệu quả thời gian sử dụng dữ liệu với khối lượng lớn.
- Giảm thiểu sai sót khi thực hiện phép tính toán
Khi tính toán, điều hạn chế nhất của người thực hiện là tránh để sai lệch kết quả. Thay vì phải thực hiện từng phép nhân một cách thủ công, bạn chỉ cần thiết lập công thức một lần và áp dụng cho toàn bộ phạm vi dữ liệu. Hàm nhân trong Sheets sẽ tự động thực hiện phép tính, giúp đảm bảo độ chính xác tuyệt đối khi thực hiện tính toán.
- Linh hoạt đa dạng các định dạng dữ liệu
Hàm nhân trong Google Sheets có thể áp dụng cho nhiều định dạng dữ liệu khác nhau như số thập phân, phần trăm, chuỗi số hoặc phạm vi dữ liệu tuyệt đối. Đối với các hàm PRODUCT, MULTIPLY, hoặc ARRAYFORMULA, người dùng không chỉ được hỗ trợ nhân thông thường giữa hai giá trị. Bạn có thể sử dụng nhân cho cả dải ô, bảng dữ liệu động.
- Ứng dụng đa dạng trong công việc thực tế
Hàm nhân trong Google Sheets không chỉ hữu ích cho các lĩnh vực kế toán, kiểm toán mà còn cả bán hàng, phân tích tài chính cho đến giáo dục, nghiên cứu. Ví dụ, bạn có thể tính số lượng sản phẩm có giá trị tồn kho bằng công thức =Số lượng * Đơn giá. Hay trong giáo dục, bạn có thể tính điểm trung bình có trọng số trong giáo dục bằng =Điểm * Trọng số.
- Tăng cường tính chuyên nghiệp
Khi sử dụng hàm nhân trong Sheets, công thức tính toán sẽ được rõ ràng và mạch lạc, giúp bạn dễ dàng theo dõi, kiểm tra, chỉnh sửa dữ liệu nhanh chóng. Trong trường hợp, bạn làm việc ở một bảng tính chung với đồng nghiệp và đối tác thì điều này cực kỳ hữu ích.
Hàm nhân và ứng dụng thực tiễn trong các lĩnh vực
Ngày này, việc sử dụng Google Sheets để xử lý dữ liệu rất thiết thực trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, hàm nhân trong Sheets đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế, như là:
- Ứng dụng trong lĩnh vực kế toán và tài chính
Trong lĩnh vực kế toán – tài chính, các phép tính nhân thường được sử dụng để tính toán chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thuế hoặc báo cáo tổng hợp. Nhờ vào hàm nhân trong Google Sheets, kế toán viên có thể nhanh chóng xử lý và kiểm soát dữ liệu tài chính một cách chính xác và hiệu quả.
- Ứng dụng trong hệ thống quản lý kho và chuỗi cung ứng
Quản lý hàng tồn kho là một công việc đòi hỏi xử lý số liệu liên tục. Hàm nhân trong Sheets là trợ thủ đắc lực để tính giá trị hàng tồn, hay xác định tổng giá trị nhập/xuất theo từng lô hàng.
- Ứng dụng trong ngành giáo dục và đào tạo
Trong giáo dục, việc tính điểm cho học sinh, đặc biệt là điểm số có trọng số, đòi hỏi đến sự chính xác tuyệt đối. Với hàm nhân trong Google Sheets, giáo viên dễ dàng tính điểm trung bình, tổng hợp kết quả học tập cho học sinh,…
- Ứng dụng trong bán hàng và kinh doanh
Với những người kinh doanh, việc sử dụng hàm nhân trong Sheets vô cùng tiện lợi. Họ thường sử dụng để tính toán doanh thu, hoa hồng, chi phí marketing và nhiều tác vụ khác.
- Ứng dụng trong hoạt động nghiên cứu và phân tích dữ liệu
Các nhà nghiên cứu thường xuyên cần nhân dữ liệu khảo sát, chỉ số đo lường hoặc hệ số điều chỉnh trong quá trình phân tích. Nhờ vào hàm nhân trong Google Sheets, nhà nghiên cứu có thể tự động xử lý hàng nghìn dòng dữ liệu bằng công thức ARRAYFORMULA hay áp dụng PRODUCT để nhân các chỉ số, biến số trong mô hình nghiên cứu,….
04 Phương pháp sử dụng hàm nhân trong Sheets
Google Sheets cung cấp nhiều cách khác nhau để thực hiện phép nhân. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng tình huống xử lý dữ liệu cụ thể. Dưới đây là 04 phương pháp sử dụng hàm nhân trong Sheets mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng hàm nhân trong Sheets dạng toán tử
Sử dụng hàm nhân trong Sheets theo dạng toán tử nhân là cách làm dễ nhất. Toán tử * đặc biệt phù hợp khi bạn chỉ cần thực hiện các phép nhân đơn lẻ giữa hai ô hoặc hai con số. Khi sử dụng hàm này sẽ không tối ưu khi cần nhân nhiều giá trị và không hỗ trợ thao tác trên dải ô hoặc mảng dữ liệu.
Để sử dụng hàm này, bạn thực hiện theo các thao tác như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn thực hiện mở Google Trang tính và bảng tính muốn thực hiện phép nhân.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn sử dụng công thức toán tử nhân cho con số cụ thể hoặc áp dụng cho ô tham chiếu như sau:
+ Với con số cụ thể, bạn chỉ cần nhập = 5*3
+ Với ô tham chiếu, bạn thực hiện chọn vào ô tạo ra kết quả và nhập =A1*B1 .
Trong đó, A1 là tham số cho 5, B1 là tham số cho 3
– Bước 3: Sau đó, bạn nhấn Enter để kết quả tự hiện ra trên bảng tính.
Sử dụng hàm nhân trong Sheets dạng MULTIPLY
Một cách khác để sử dụng hàm nhân trong Sheets đó là dạng MULTIPLY. Với công thức tính dạng này sẽ rất hữu ích cho việc thực hiện 2 đối số và không áp dụng cho nhiều hơn 2 giá trị. Hàm MULTIPLY chỉ phù hợp nếu bạn muốn công thức dễ hiểu, dễ quản lý trong các bảng tính có quy mô vừa phải.
Cách sử dụng hàm nhân trong Google Sheets theo dạng này như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn nhập hai số muốn nhân vào các ô riêng biệt, chẳng hạn như trong bảng dưới đây, A1 với 5 và B1 với 3.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn vào ô kết quả, nhập =MULTIPLY(A1; B1).
– Bước 3: Cuối cùng, bạn nhấn Enter và kết quả sẽ hiện ra là 15 trong bảng C1.
Sử dụng hàm nhân trong Sheets dạng PRODUCT
Nếu bạn cần nhân nhiều ô, nhiều số hoặc dải ô trong bảng tính, PRODUCT là hàm mạnh mẽ và linh hoạt nhất mà Google Sheets cung cấp. Với dạng nhân hàm này, bạn có thể nhân nhiều đối số cùng lúc, hỗ trợ dải ô và phạm vi linh hoạt. Nhưng bạn cần lưu ý khi phạm vi có ô chứa văn bản hoặc dữ liệu không hợp lệ, hàm có thể trả về lỗi.
Cách thức để thực hiện hàm nhân trong Google Sheets theo dạng PRODUCT như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn thực hiện nhập phạm vi ô số, ví dụ từ A1 đến A5 như bảng tính dưới đây.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn vào ô muốn tạo ra kết quả.
– Bước 3: Tiếp tục, bạn thực hiện nhập công thức =PRODUCT(A1:A5) .
– Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấn vào Enter để kết quả hiển thị ở ô kết quả.
Sử dụng hàm nhân trong Sheets dạng ARRAYFORMULA
Cuối cùng, nếu bạn muốn tự động hóa các phép nhân cho cả cột hoặc hàng mà không cần sao chép công thức thủ công, ARRAYFORMULA sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Với cách thức này, Google Sheets sẽ tự động áp công thức cho toàn bộ dải ô. Nhưng trong quá trình thực hiện, bạn phải đảm bảo hai dải ô có cùng độ dài. Bởi kết quả trả về theo từng mảng, không chỉnh sửa riêng được từng ô.
Cách thức để thực hiện hàm nhân trong Sheets dạng ARRAYFORMULA như sau:
– Bước 1: Đầu tiên, bạn thực hiện nhập phạm vi ô số, ví dụ từ A2 đến A6 và B2 đến B6 như bảng tính dưới đây.
– Bước 2: Tiếp theo, bạn thực hiện chọn vào ô muốn tạo kết quả.
– Bước 3: Tiếp tục, bạn thực hiện công công thức = ARRAYFORMULA(A2:A6 * B2:B6)
– Bước 4: Cuối cùng, bạn nhấp vào Enter để kết quả hiển thị về.
Các lỗi phổ biến khi sử dụng hàm nhân trong Google Sheets
Trong quá trình sử dụng các hàm nhân trong Sheets, người dùng đôi khi có thể gặp phải những lỗi không mong muốn. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi này sẽ giúp bạn xử lý vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là hai trong số những lỗi phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi làm việc với hàm nhân trong Google Sheets:
Lỗi #VALUE!
Lỗi #VALUE! là lỗi thường gặp nhất trong việc thực hiện phép nhân ở Google Sheets. Nguyên nhân của lỗi này xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như sau:
- Giá trị được nhập trong ô số không hợp lệ. Công thức hàm sẽ không nhận các ô tham chiếu có các ký tự đặc biệt và văn bản. Cụ thể như dấu gạch ngang đơn độc “-“, ký tự “@”, “#”, “$”, v.v.), hoặc thậm chí là các ô trống (trong một số ngữ cảnh nhất định, tùy thuộc vào hàm và các đối số khác).
- Dữ liệu bạn nhập hoặc sao chép từ một nguồn khác mang các định dạng không chuẩn hoặc ký tự ẩn. Ví dụ, một con số có thể trông giống như số “1000” nhưng thực tế lại được định dạng dưới dạng văn bản hoặc chứa các dấu cách thừa ở đầu hoặc cuối.
Để khắc phục tình trạng lỗi VALUE! khi thực hiện hàm nhân trong Sheets, bạn thao tác như sau:
- Kiểm tra kỹ dữ liệu trong tất cả các ô. Hãy đảm bảo rằng mọi ô tham gia vào phép nhân đều chứa các giá trị số hợp lệ. Điều này có nghĩa là các ô chỉ nên chứa các chữ số (0-9), dấu thập phân (nếu cần), và dấu âm (nếu có).
- Khi sử dụng hàm nhân tính theo dạng PRODUCT, hãy bỏ qua các ô chứa văn bản. Sử dụng toán tử (*) trực tiếp giữa các ô số, không ô chứa văn bản.
Lỗi #REF!
Lỗi #REF! là lỗi khá rắc rối khi bạn thực hiện sai hàm nhân trong Google Sheets. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này là do công thức hàm nhân đang cố gắng tham chiếu đến một ô hoặc một dải ô không còn tồn tại trong bảng tính. Do bạn xóa các hàng hoặc cột chứa các ô mà công thức đang sử dụng, hoặc di chuyển ô đến vị trí khác.
Cách khắc phục tình trạng lỗi #REF! bằng cách kiểm tra lại công thức với những gợi ý như sau:
- Nếu đã vô tình xóa các ô cần thiết: Hãy cố gắng hoàn tác hành động xóa (thường bằng cách nhấn Ctrl+Z hoặc Cmd+Z ngay sau khi xóa). Nếu bạn không thể hoàn tác, bạn có thể cần phải nhập lại dữ liệu hoặc khôi phục lại phiên bản trước của bảng tính (nếu có).
- Nếu đã di chuyển các ô: Bạn cần cập nhật lại công thức để tham chiếu đến vị trí mới các ô. Hãy chỉnh sửa lại các ô tham chiếu cũ thành ô tham chiếu mới.
Lời kết
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững 04 phương pháp sử dụng hàm nhân trong Sheets một cách đơn giản và hiệu quả. Đồng thời, bạn dễ dàng nhận diện được những lỗi phổ biến thường gặp và cách khắc phục chúng. Và nếu còn bất cứ câu hỏi gì liên quan đến vấn đề sử dụng hàm nhân này, các bạn đừng ngần ngại liên hệ với GCS Việt Nam qua các kênh dưới đây để nhận được những hỗ trợ kịp thời và nhận chóng từ các chuyên gia.
- Fanpage: GCS – Google Cloud Solutions
- Hotline: 024.9999.7777