Google Forms là gì? Lợi ích, tính năng và hướng dẫn sử dụng chi tiết
Google Forms là một công cụ miễn phí của Google, giúp thu thập dữ liệu, khảo sát ý kiến hay tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến. Vậy Google Form là gì? Hãy cùng GCS Việt Nam tìm hiểu chi tiết về các tính năng nổi bật cũng như cách sử dụng ứng dụng này hiệu quả ngay trong bài viết sau đây.
Google Forms là gì?
Google Forms là một ứng dụng web miễn phí. Ứng dụng này được Google phát triển nhằm giúp người dùng dễ dàng tạo ra những biểu mẫu khảo sát, thu thập dữ liệu và quản lý phản hồi trực tuyến. Điểm nổi bật của công cụ này là giao diện trực quan, dễ sử dụng và phù hợp với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân.
Khi sử dụng Google Forms, bạn có thể tạo ra các biểu mẫu đa dạng như khảo sát ý kiến, bài kiểm tra, đơn đăng ký, biểu mẫu thu thập thông tin,…. chỉ trong vài phút. Các biểu mẫu cũng được chia sẻ nhanh chóng thông qua liên kết, email, bài đăng trên blog, thậm chí nhúng trực tiếp trên website. Với điểm hữu ích này vừa giúp người trả lời thuận tiện trong viết khảo sát, vừa giúp người tạo form linh hoạt trong việc sử dụng biểu mẫu.
Lợi ích của Google Forms mang đến
Google Forms không chỉ đơn thuần là một công cụ tạo biểu mẫu, mà còn mang đến nhiều lợi ích vượt trội giúp tối ưu hoá quy trình thu thập dữ liệu phản hồi. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà Google Forms mang đến cho người dùng:
Tiện ích tối ưu
Google Forms cho phép người dùng tạo khảo sát, biểu mẫu chỉ với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể thu thập thông tin khách hàng, tạo bảng đăng ký sự kiện, tạo bài kiểm tra, qua các form có sẵn. Cách thức thực hiện tạo biểu mẫu cũng chỉ mất vài phút, giúp tiết kiệm tối đa thời gian mà vẫn đảm bảo thu được kết quả chính xác.
Phù hợp mọi thiết bị
Google Forms có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi thiết bị. Chỉ cần bạn có một chiếc máy tính, laptop, điện thoại, ipad kết nối internet là có thể dễ dàng tạo form và truy cập làm khảo sát. Đặc biệt, bạn có thể tạo và chỉnh sửa biểu mẫu trên trình duyệt web mà không cần phải cài đặt phần mềm.
Dễ dàng tạo ra khảo sát nhiều câu hỏi
Google Forms hỗ trợ đa dạng các loại câu hỏi, đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng. Dưới đây là một số dạng câu hỏi mà Google Forms hỗ trợ:
- Câu hỏi trắc nghiệm cho phép người trả lời chọn một hoặc nhiều đáp án.
- Câu hỏi hộp kiểm cho phép tích hợp nhiều phương án.
- Danh sách thả xuống thu gọn các lựa chọn vào một danh sách nhỏ gọn.
- Câu hỏi dạng văn bản ngắn/dài thu thập được ý kiến mở của người dùng.
- Thang đo tuyến tính, đánh giá các mức độ hài lòng.
Nhận thông báo và phản hồi qua email
Google Forms không giống như các công cụ khác của Google, để kiểm tra kết quả phải truy cập vào trực tiếp. Tuy nhiên, ứng dụng Google Forms đã tích hợp tính năng gửi thông báo qua email khi có người điền vào biểu mẫu. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng theo dõi phản hồi từ nhiều người.
Ngoài ra, các kết quả được thu về sau phản hồi đã được lưu trữ tự động vào Google Sheets. Bạn chỉ cần mở Google Sheets là đã xem được dữ liệu phân tích phản hồi và tạo được báo cáo chi tiết sau đó.
Chuyên nghiệp và uy tín
Google Forms mang tới cho người dùng một kho tàng tiện ích đặc biệt. Bạn dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp nhờ vào các tính năng tùy chỉnh. Cụ thể với:
- Hơn 20 chủ đề giao diện biểu mẫu sẵn có, đáp ứng nhu cầu của nhiều mục đích.
- Chèn logo, hình ảnh, video vào biểu mẫu để tăng mức độ thu hút form.
- Tuỳ chỉnh màu sắc, font chữ, thêm liên kết để biểu mẫu đồng bộ và có tài liệu bổ trợ trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm của Google Forms
Google Forms là công cụ tạo biểu mẫu miễn phí, tiện lợi và được ưa chuộng nhờ vào hàng loạt tính năng thông minh. Tuy nhiên, giống như các công cụ khác của Google, Google Forms cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định riêng.
Ưu điểm
Google Forms sở hữu những ưu điểm nổi bật như là:
- Giao diện thân thiện, trực quan, dễ dàng làm quen ngay cả người mới lần đầu tiếp cận. Bạn dễ dàng thực hiện thao tác tạo, chỉnh sửa, hoàn thành biểu mẫu và các tác vụ khác trên trình duyệt web mà không cần tải xuống. Khi tạo xong biểu mẫu, bạn chỉ cần sao chép link và gửi cho người trả lời nhanh và tiện.
- Toàn bộ dữ liệu của biểu mẫu được đồng bộ tự đồng trên Google Drive. Còn dữ liệu thu thập thông tin được đồng bộ trên Google Sheets. Chính vì thế, bạn không lo mất dữ liệu dù thiết bị hỏng hay mất mạng.
- Sử dụng Google Forms, bạn thoải mái tạo khảo sát, đơn đăng ký, bài kiểm tra,… với số lượng không giới hạn và bạn có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí. Số lượng người tham gia phản hồi cũng không bị giới hạn (trừ trường hợp bảng khảo sát chỉ dành cho một số đối tượng nhất định).
- Tích hợp với các công cụ trong hệ sinh thái Google Workspace. Cụ thể như là Google Sheets (tự động chuyển dữ liệu vào bảng tính để dễ dàng phân tích, tạo báo cáo); Google Drive (lưu trữ biểu mẫu và tệp tin do người dùng tải lên); Google Calendar (hẹn lịch sự kiện hoặc phỏng vấn từ biểu mẫu đăng ký); Gmail (gửi thông báo hoặc mời tham gia khảo sát).
- Hoàn toàn miễn phí khi sử dụng và bạn không cần phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào để mở khóa các tính năng trong Google Forms.
Nhược điểm
Dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng Google Forms vẫn còn đang tồn tại một số nhược điểm nhất định như là:
- Hiện tại khá nhiều công cụ khảo sát có tính năng kéo thả để sắp xếp bố cục nhanh chóng, còn Google Forms chưa có. Người dùng sẽ phải thực hiện thao tác này thủ công và đôi khi tốn rất nhiều thời gian, nhất là các biểu mẫu phức tạp.
- Google Forms chưa hoàn toàn hỗ trợ việc tạo khảo sát chuyên sâu. Ví dụ như dạng khảo sát với câu hỏi ma trận, hay logic nhảy sang trang nâng cao.
Tính năng Google Forms mang lại
Google Forms sở hữu hàng loạt các tính năng nổi bật. Dưới đây là tổng hợp chi tiết về từng tính năng mà Google Forms đang hỗ trợ.
Định dạng câu hỏi
Google Forms hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khảo sát khác nhau. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn để sử dụng.
- Câu hỏi trắc nghiệm (Multiple Choice): Người trả lời chọn 1 đáp án đúng từ danh sách có sẵn.
- Câu hỏi hộp kiểm (Checkboxes): Cho phép chọn nhiều đáp án.
- Câu hỏi kéo thả dạng lưới (Linear Scale): Người dùng chọn mức độ đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5 (hoặc nhiều hơn).
- Câu hỏi danh sách thả xuống (Dropdown): Người trả lời chọn 1 đáp án từ danh sách kéo xuống.
- Câu hỏi dạng văn bản ngắn hoặc dài: Dùng cho việc thu thập ý kiến chi tiết.
- Câu hỏi ngày/giờ: Phù hợp với khảo sát lịch trình hoặc đặt lịch hẹn.
- Tải file: Cho phép người tham gia tải tệp lên trực tiếp (CV, hình ảnh, tài liệu…).
Tạo Forms templates

Google Forms cung cấp rất nhiều template có sẵn phù hợp với từng mục đích cụ thể như:
- Khảo sát khách hàng
- Đăng ký sự kiện
- Đánh giá nhân viên, khóa học
- Bài kiểm tra
- Đăng ký thông tin cá nhân
Tùy chỉnh theme
Google Forms cho phép người dùng tùy chỉnh giao diện để tạo biểu mẫu ấn tượng và chuyên nghiệp hơn:
- Thay đổi màu sắc chủ đạo
- Tùy chỉnh kiểu chữ (font)
- Chèn ảnh nền cá nhân hóa
- Thêm logo doanh nghiệp hoặc ảnh minh họa
Forms File upload
Google Forms là cho phép người trả lời tải tệp lên trực tiếp thông qua biểu mẫu. Có thể giới hạn loại tệp (PDF, JPG, DOCX, ZIP, v.v.) và dung lượng tối đa (lên đến 10GB/tệp). Bạn có thể dễ dàng tải tệp lên biểu mẫu để:
- Thu thập CV ứng viên khi tuyển dụng
- Nhận bài tập, bài thi từ học sinh, sinh viên
- Thu thập hình ảnh, tài liệu minh họa từ khách hàng
- Nhận hóa đơn hoặc các tệp cần thiết cho thủ tục hành chính
Báo cáo và phân tích
Google Forms không chỉ thu thập dữ liệu — nó còn tự động xử lý và hiển thị kết quả dưới dạng biểu đồ trực quan (biểu đồ tròn, thanh, cột…). Bạn có thể:
- Xem nhanh tóm tắt kết quả ngay trên giao diện
- Tải dữ liệu về file Excel hoặc CSV để phân tích sâu hơn
- Xuất kết quả ra Google Sheets và tạo báo cáo chuyên nghiệp
Chia biểu mẫu thành các section
Google Forms cho phép chia biểu mẫu thành nhiều phần (section) giúp:
- Tạo bài khảo sát nhiều bước chuyên nghiệp
- Giúp người điền form không bị ngợp bởi quá nhiều câu hỏi một lúc
- Dẫn hướng theo lựa chọn: Người trả lời sẽ được chuyển đến phần câu hỏi tiếp theo phù hợp dựa trên đáp án trước đó (rẽ nhánh thông minh).
Tính năng quiz
Google Forms đặc biệt hữu ích cho giáo viên và doanh nghiệp nhờ tính năng quiz.
- Tự động chấm điểm câu hỏi trắc nghiệm
- Thiết lập đáp án đúng và gán điểm số cho từng câu hỏi
- Hiển thị điểm ngay sau khi hoàn thành khảo sát
- Thêm phản hồi tự động khi học sinh làm sai
Kết nối Google Forms với Google Sheets
Một tính năng cực kỳ mạnh mẽ của Google Forms là khả năng kết nối với Google Sheets. Tính năng này giúp bạn quản lý và phân tích dữ liệu dễ dàng hơn:
- Mọi câu trả lời đều tự động đổ vào bảng tính Google Sheets
- Cập nhật liên tục từng giây khi có người mới trả lời
- Áp dụng công thức, lọc dữ liệu, tạo bảng pivot trực tiếp trên bảng tính
- Kết nối với Google Data Studio để tạo báo cáo trực quan
Các add-on trong Google Forms
Google Forms cho phép cài đặt thêm nhiều tiện ích mở rộng (add-on) từ Google Workspace. Một số add-on nổi bật:
- Form Limiter: Giới hạn thời gian hoặc số lượng người trả lời.
- Form Publisher: Xuất dữ liệu từ form thành PDF hoặc tài liệu chuyên nghiệp.
- Email Notifications for Forms: Nhận thông báo chi tiết qua email mỗi khi có phản hồi mới.
- Timer for Google Forms: Thêm bộ đếm giờ cho các bài kiểm tra hoặc khảo sát có giới hạn thời gian.
- Merge for Email: Gửi email hàng loạt cho các đối tượng trong Google Forms
Đối tượng nên sử dụng Google Forms là ai?
Công cụ đa năng của Google Forms phù hợp để hỗ trợ với hầu hết các đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp hay các tổ chức. Đối với từng đối tượng nhất định, Google Forms sẽ tận dụng được tối đa các tính năng tuyệt vời như:
Doanh nghiệp và tổ chức
Đối với các doanh nghiệp từ dạng startup đến tập đoàn lớn, Google Forms trở thành trợ thủ đắc lực trong công việc:
- Khảo sát ý kiến khách hàng để thu thập phản hồi về sản phẩm/dịch vụ, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu và mong muốn từ khách hàng.
- Đánh giá nội bộ nhân viên, thu thập ý kiến đóng góp, hoặc đo lường mức độ hài lòng của nhân viên.
- Phiếu đăng ký sự kiện, hội thảo, webinar, tiệc cuối năm? Chỉ cần tạo form đăng ký và gửi link đến khách mời, thông tin sẽ tự động tổng hợp và quản lý dễ dàng.
- Khảo sát thị trường nhanh để nghiên cứu hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng tiềm năng, hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
- Thu thập đơn đặt hàng nhanh chóng nếu doanh nghiệp nhỏ chưa kịp xây dựng website chuyên nghiệp.
Người dùng cá nhân
Đối với người dùng cá nhân, Google Forms cũng cực kỳ hữu ích:
- Tạo biểu mẫu mời dự tiệc sinh nhật, tiệc cưới, hội họp bạn bè. Tạo form mời nhanh, vừa thu thập danh sách khách mời, vừa biết luôn ai tham gia.
- Khảo sát thăm dò ý kiến bạn bè về kế hoạch du lịch, chọn quà sinh nhật hay làm gì vào cuối tuần. Google Forms sẽ giúp bạn thu thập ý kiến nhanh chóng và khoa học.
- Quản lý chi tiêu nhóm đông người, bạn có thể tạo biểu mẫu ghi nhận ai đóng bao nhiêu tiền, ai phụ trách việc gì — vừa tiện, vừa minh bạch.
- Đăng ký sự kiện gia đình đi dã ngoại, làm từ thiện, tổ chức họp lớp — Google Forms giúp gom danh sách, tính toán số lượng tham gia chỉ trong tích tắc.
Giáo viên, học sinh, sinh viên
Trong môi trường giáo dục, Google Forms là công cụ vô cùng quan trọng và không thế thiếu.
- Giáo viên dễ dàng tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, điền từ, câu hỏi mở… và nhận kết quả tự động. Tính năng quiz còn cho phép chấm điểm ngay sau khi học sinh nộp bài.
- Giáo viên có thể thu thập ý kiến phụ huynh về chương trình học, sự kiện trường lớp một cách thuận tiện.
- Giáo viên có thể tạo biểu mẫu để thu thập đánh giá từ đồng nghiệp, phụ huynh hoặc chính học sinh về thái độ học tập, kỹ năng mềm, hoạt động ngoại khóa…
- Học sinh, sinh viên có thể dùng Google Forms để thu thập thông tin từ bạn bè trong dự án nghiên cứu, phỏng vấn xã hội học, khảo sát tâm lý…
- Tạo form đăng ký câu lạc bộ, tham gia các hoạt động ngoài giờ học dễ dàng và không cần quản lý giấy tờ thủ công.
Tổ chức phi lợi nhuận và cộng đồng
Google Forms đặc biệt phù hợp với đa dạng các hoạt động trong tổ chức cộng đồng xã hội.
- Đăng ký thành viên tình nguyện bằng form thu thập thông tin người đăng ký, số điện thoại, kỹ năng, thời gian sẵn sàng tham gia.
- Thu thập quyên góp, ghi nhận thông tin người ủng hộ, số tiền đóng góp hoặc vật phẩm quyên tặng.
- Khảo sát ý kiến cộng đồng về mức độ hài lòng, đề xuất cải thiện cho các hoạt động cộng đồng dễ dàng hơn với biểu mẫu online.
- Quản lý sự kiện thiện nguyện như phát quà từ thiện, dọn rác bãi biển, hiến máu nhân đạo — mọi thông tin sẽ được tổng hợp gọn gàng trên Google Sheets.
Google Forms miễn phí với Google Forms doanh nghiệp trong Google Workspace như thế nào?
Hầu hết các ứng dụng của Google sẽ được hỗ trợ hai phiên bản, đó là có phí và trả phí. Với Google Forms cũng thế.
Với Google Forms bản miễn phí, có sẵn cho mọi đối tượng sử dụng. Người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản Google của bản thân để sử dụng.
Với Google Forms trả phí, tức là được tích hợp trong hệ sinh thái Google Workspace. Đây là bộ ứng dụng dựa trên đám mây của Google, cùng các ứng dụng khác như Gmail, Docs, Calendar, Sheets, Drive, Sites,…
Hai phiên bản Google Forms miễn phí với Google Forms doanh nghiệp trong Google Workspace sẽ có những sự khác biệt chủ yếu như sau:
Tính năng | Google Forms bản miễn phí | Google Forms trong Google Workspace |
Chi phí | Miễn phí | Trả phí |
Tính năng cơ bản | ✔ | ✔ |
Tích hợp các ứng dụng Google Workspace | ✔ | ✔ |
Quản lý quyền truy cập | Hạn chế | Nâng cao |
Dung lượng lưu trữ đám mây | Giới hạn | Lớn |
Quản lý và bảo mật | Tiêu chuẩn | Tùy chỉnh, quyền quản lý bảo mật từ admin |
Tóm lại,
- Nếu bạn chỉ cần tạo form đơn giản, phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc nhóm nhỏ, Google Forms miễn phí là đủ.
- Nếu doanh nghiệp của bạn cần quản lý dữ liệu chuyên nghiệp, phân quyền chi tiết và bảo mật cao, thì phiên bản Google Forms trong Google Workspace sẽ là lựa chọn tối ưu.
So sánh Google Forms và Microsoft Forms
Hai nền tảng Google Forms và Microsoft Forms đều giúp tạo biểu mẫu khảo sát, bài kiểm tra. Ngoài điểm chung trong một số tính năng tạo ra một biểu mẫu, hai công cụ này vẫn có sự khác biệt riêng. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết mà bạn có thể tham khảo như sau:
Đặc điểm | Google Forms | Microsoft Forms |
Giao diện | Đơn giản, dùng chủ yếu cho cá nhân | Phức tạp, dùng chủ yếu cho doanh nghiệp |
Hệ sinh thái tích hợp | Google Workspace | Microsoft 365 |
Biểu đồ phân tích kết quả | ✔ | ✔ |
Templates có sẵn | ✔ | ✔ |
Tùy chỉnh ứng dụng | ✔ | ✔ |
Câu hỏi trắc nghiệm | ✔ | ✔ |
Câu hỏi văn bản | ✔ | ✔ |
Câu hỏi điền | ✔ | ✔ |
Câu hỏi đánh giá | ✔ | ✔ |
Lưới trắc nghiệm | ✔ | ✔ |
Câu hỏi checkbox | ✔ | ✔ |
Mã QR chia sẻ | ✔ |
Tóm lại,
- Google Forms thích hợp với người dùng cá nhân, nhóm nhỏ, hoặc tổ chức muốn tạo biểu mẫu nhanh chóng, dễ dùng và có sẵn trong hệ sinh thái Google.
- Microsoft Forms lại là lựa chọn tốt cho doanh nghiệp hoặc trường học đã sử dụng Microsoft 365, đặc biệt khi cần tuỳ chỉnh biểu mẫu nhiều hơn và chia sẻ linh hoạt qua mã QR.
Hướng dẫn sử dụng công cụ Google Forms từ cơ bản đến nâng cao
Trước tiên để sử dụng được Google Forms, bạn cần có tài khoản:
- Tài khoản Google cá nhân (sử dụng Google Forms miễn phí)
- Tài khoản doanh nghiệp (sử dụng Google Forms trong Google Workspace)
Sau đó, các bạn có thể tham khảo các bước sử dụng Google Forms như sau:
Cách tạo khảo sát Google Forms chi tiết
Để tạo khảo sát trên Google Forms, bạn cần thực hiện các bước dưới đây:
- Bước 1: Truy cập vào Google Forms trên web hoặc Google Drive.
- Bước 2: Đăng nhập tài khoản Google (nếu chưa có tài khoản).
- Bước 3: Nhấn nút “+” để bắt đầu tạo biểu mẫu mới.
- Bước 4: Nhấn vào ô tiêu đề để đặt tên cho biểu mẫu.
- Bước 5: Nhấn vào ô trắc nghiệm và chọn dạng khảo sát.
- Bước 6: Nhập nội dung câu hỏi và chọn bắt buộc(hoặc không).
- Bước 7: Lặp lại các câu hỏi khác tương tự.
Cách xóa câu trả lời trên Google Forms
Trường hợp, bạn muốn xóa câu trả lời trong bất kỳ một câu hỏi nào, cần thực hiện như sau:
- Bước 1: Đăng nhập tài khoản vào phần mềm Google Forms. Chọn biểu mẫu có câu hỏi muốn xoá.
- Bước 2: Chọn câu hỏi có câu trả lời cần xoá.
- Bước 3: Nhấn vào “x” bên phải câu hỏi để xoá
Cách cài đặt quyền trong Google Forms
Giống như các công cụ khác, bạn có thể cấp quyền truy cập vào forms để chỉnh sửa, nhận xét,…. Để cài đặt quyền bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm Google Forms và lựa chọn biểu mẫu.
- Bước 2: Nhấn vào biểu tượng “Chia sẻ” góc phải màn hình.
- Bước 3: Thêm, nhập địa chỉ email người bạn muốn cấp quyền >> phân quyền “Người trả lời/Người chỉnh sửa” >> nhấn “Gửi”
Cách chia sẻ biểu mẫu
Để chia sẻ forms cho những đối tượng cần khảo sát, bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Mở Google Forms và biểu mẫu muốn chia sẻ
- Bước 2: Ở trên màn hình góc phải, nhấn nút “Chia sẻ”
- Bước 3: Cấp phần quyền truy cập chung
“Chế độ xem cho người chỉnh sửa – Bất kỳ ai có đường liên kết”
“Chế độ xem cho người trả lời -Bất kỳ ai có đường liên kết”
Sao chép đường liên kết và gửi cho người tham gia khảo sát.
hoặc “Thêm người, nhóm” cụ thể >> phân quyền “Người trả lời/Người chỉnh sửa” >> nhấn “Gửi”.
Cách đóng/khóa link Google Forms
Khi nhận đủ lượng phản hồi hoặc cần tạm thời không nhận câu trả lời, bạn có thể khoá link forms, như sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào công cụ Google Forms và lựa chọn biểu mẫu cần đóng link.
- Bước 2: Chọn “đã được xuất bản” góc phải màn hình.
- Bước 3: Khoá phần “chấp nhận phản hồi” và “Lưu”.
Cách rút gọn link Google Forms
Link Google Forms khá dài, nên bạn có thể rút gọn lại với thao tác như sau:
- Bước 1: Nhấn vào nút đường liên kết trên góc phải biểu mẫu.
- Bước 2: Nhấp vào “rút ngắn URL” và đợi hoàn thành.
Cách xem đáp án trên Google Forms
Để xem đáp án trong Google Forms, thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào biểu mẫu.
- Bước 2: Chuyển tab “Câu trả lời” như hình bên dưới sẽ xuất hiện.
Cách xuất Google Forms sang Google Sheets
Google Forms cho phép bạn xuất dữ liệu sang tệp Google Sheets, các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Mở tệp Google Forms muốn xuất.
- Bước 2: Mở tab “Câu trả lời”.
- Bước 3: Nhấn “Xem trong trang tính”.
- Bước 4: Giao diện sẽ tự động liên kết sang Google Sheets.
Google Forms là công cụ cực kỳ tiện lợi, giúp bạn dễ dàng tạo khảo sát, thu thập ý kiến và xử lý dữ liệu nhanh chóng – từ cá nhân, nhóm nhỏ đến doanh nghiệp. Đối với người dùng cần nhiều tính năng nâng cao hơn (quản lý quyền, bảo mật, báo cáo chi tiết), việc kết hợp Google Forms với Google Workspace sẽ là lựa chọn tối ưu nhất
Mẹo sử dụng các phím tắt trong Google Forms cần biết
Để quá trình sử dụng Google Forms được thuận tiện và dễ dàng nhất, bạn đừng bỏ qua những phím tắt thú vị của công cụ này. Cụ thể như sau:
Mục đích | Phím tắt |
In | Ctrl + p |
Xem trước | Ctrl + Shift + p |
Cài đặt menu | Ctrl + e |
Chèn câu hỏi | Ctrl + Shift + Enter
Giữ Ctrl >> nhấn l >> i |
Chèn tiêu đề và mô tả | Giữ Ctrl >> nhấn l >> nhấn h |
Chèn hình ảnh | Giữ Ctrl >> nhấn l >> nhấn p |
Chèn video | Giữ Ctrl >> nhấn l >> nhấn v |
Chèn section | Giữ Ctrl >> nhấn i >> nhấn b |
Di chuyển item lên trên | Ctrl + Shift + k |
Di chuyển item xuống dưới | Ctrl + Shift + j |
Xóa item | Alt + Shift + d |
Nhân đôi item | Ctrl + Shift + d |
Hoàn tác | Ctrl + z |
Khôi phục | Ctrl + y
Ctrl + Shift + z |
Di chuyển đến trường tiếp theo | Tab |
Di chuyển đến trường trước đó | Shift + Tab |
Đánh dấu là đúng | Ctrl + Shift + c |
Đánh dấu là sai | Ctrl + Shift + i |
FAQ – Một số câu hỏi liên quan đến Google Form là gì?
Khi bắt đầu sử dụng Google Forms, chắc chắn bạn sẽ có khá nhiều câu hỏi thắc mắc về công cụ này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Google Forms.
Những dạng khảo sát có thể tạo được trong Google Forms?
Hiện tại, Google Forms đang hỗ trợ bảng biểu khảo sát sẵn 11 dạng câu hỏi. Cụ thể như sau:
- Câu hỏi ngắn (Short answer): Người tạo forms sẽ yêu cầu người tham gia khảo sát nhập vào một dòng văn bản để trả lời. Đoạn văn bản ngắn có thể là tên, địa chỉ email, số điện thoại,….
- Đoạn văn (Paragraph): Người tham gia khảo sát nhập đoạn văn bản để phản hồi chi tiết, đánh giá, nhận xét hoặc cảm nhận,…
- Trắc nghiệm (Multiple Choice): Người tham gia khảo sát chỉ được chọn 1 đáp án trong forms. Người làm khảo sát sẽ thiết kế câu trả lời cho câu hỏi đó cụ thể nhất.
- Hộp kiểm (Checkbox): Người tham gia khảo sát liệt kê các lựa chọn khác nhau và nhiều lựa chọn mình muốn.
- Menu thả xuống (Dropdown): Người tham gia khảo sát liệt kê các câu trả lời dưới dạng menu thả xuống.
- Tải lên tệp (File upload): Câu trả lời từ người tham gia là tệp đính kèm. Tệp được tải tự động và lưu vào Google Drive.
- Thang đo tuyến tính (Linear scale): Người tham gia khảo sát trả lời số trong một khoảng trên thang điểm 10 hoặc nhiều hơn do người tạo đưa ra.
- Lưới trắc nghiệm (Multiple choice grid): Câu hỏi và câu trả lời được thiết kế dưới dạng lưới. Câu hỏi được nhập theo các hàng, câu trả lời được thiết kế trên các cột. Người thực hiện khảo sát chỉ được chọn 1 câu trả lời cho 1 câu hỏi.
- Lưới hộp kiểm (Checkbox grid): Người tham gia khảo sát chọn nhiều câu trả lời cho 1 câu hỏi.
- Ngày (Date): Trường hợp này chủ yếu là sử dụng để thu thập lịch một sự kiện hoặc 1 hoạt động.
- Thời gian (Time): Người trả lời khảo sát nhập thời gian theo giờ, phút.
Trả lời khảo sát trong Google Forms có cần đăng nhập không?
Google Forms cho phép người tạo biểu mẫu tùy chỉnh quyền truy cập:
- Không yêu cầu đăng nhập: Người tham gia chỉ cần bấm vào link là có thể trả lời mà không cần tài khoản Google. Cách này phù hợp với khảo sát công khai, không cần thu thập danh tính người trả lời.
- Yêu cầu đăng nhập Google: Đảm bảo mỗi người chỉ được trả lời một lần và giúp theo dõi người trả lời dễ dàng hơn. Cách này phù hợp với khảo sát nội bộ trong công ty, trường học hoặc các nhóm cần kiểm soát danh tính.
- Thu thập email tự động: Google Forms có thể tự động ghi nhận email của người trả lời mà không cần họ nhập thủ công.
Google Forms có thể hỗ trợ những dạng tệp nào?
Khi dùng Google Forms để thu thập tệp đính kèm từ người dùng, bạn sẽ thích tính năng “File Upload”. Tính năng này cho phép người trả lời tải lên các loại tệp phổ biến như:
- Tài liệu: DOCX, PDF, TXT
- Hình ảnh: PNG, JPEG, GIF
- Video: MP4, AVI
- Âm thanh: MP3, WAV
- Bảng tính: XLSX, CSV
- Tệp nén: ZIP, RAR
Số lượng phản hồi mà Google Forms có thể xử lý được?
Google Forms có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu mà không bị gián đoạn:
- Không giới hạn số lượng biểu mẫu được tạo.
- Mỗi biểu mẫu có thể nhận tối đa 5 triệu dòng dữ liệu nếu liên kết với Google Sheets.
- Nếu không liên kết với Google Sheets, Google Forms vẫn lưu trữ toàn bộ phản hồi trong trang quản trị và cho phép tải xuống dưới dạng CSV để xử lý sau.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết trên người dùng đã hiểu được rõ Google Forms là gì cũng như là những tính năng, lợi ích hay cách sử dụng chi tiết . Nếu bạn chưa từng dùng thử phần mềm này, hãy trải nghiệm ngay hôm nay! Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Google Form là gì đừng ngại liên hệ với GCS Việt Nam qua các kênh.
- Fanpage: GCS – Google Cloud Solutions
- Hotline: 024.9999.7777