Nội dung bài viết

Giải mã Google Alerts là gì? Hướng dẫn sử dụng cơ bản cho Newbie

02/04/2025
163 lượt xem
Đánh giá post
Chia sẻ qua
Google Arlerts là gì

Bạn đang muốn tìm kiếm một công cụ theo dõi các thông tin quan trọng trên internet theo từ khoá? Google Alerts chính là giải pháp hoàn hảo nhất dành cho bạn. Bài viết này sẽ giải mã Google Alert là gì? Đồng thời cung cấp hướng dẫn chi tiết cách sử dụng, những lợi ích cùng các mẹo hay để bạn khai thác tối đa sức mạnh của công cụ này. Cùng tìm hiểu ngay nhé. 

Google Alerts là gì?

Google Alerts hay còn được biết tới với cái tên quen thuộc là Cảnh báo Google. Đây được xem là một trong những dịch vụ miễn phí do Google cung cấp. Công cụ này sẽ cho phép người dùng theo dõi các thay đổi và nội dung mới trên internet dựa trên các từ khoá mà họ thiết lập. Hiểu đơn giản hơn là Google sẽ liên tục quét các trang web, blog, diễn đàn,…để tìm kiếm thông nội dung mới nhất theo từ khoá mà bạn đã chỉ định. 

Google Alerts là gì?

Sự ra đời của Google Alerts được xem như là một giải pháp hiệu quả và tiết kiệm, giúp bạn cập nhật mọi thông tin trong kho tàng kiến thức khổng lồ. Do đó, Google Alerts giống như một trợ lý ảo giúp bạn không bỏ qua những thông tin, vấn đề quan trọng nào. 

Lợi ích của Google Alerts là gì?

Bản chất của Google Alerts là sự tự động hoá quá trình theo dõi thông tin. Từ đó, giúp người dùng tập trung vào việc phân tích và ứng dụng những thông tin thu thập được một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, Google Alerts còn mang đến nhiều lợi ích thiết thực khác trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Như là:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức 

Thay vì phải lướt web và tìm kiếm thông tin thủ công, Google Alerts tự động gửi những nội dung mới nhất liên quan đến từ khoá mà bạn quan tâm vào hộp thư. Nhờ điều này mà bạn có thể tiết kiệm đáng kể được thời gian và công sức tập trung vào các công việc khác mà vẫn nắm bắt được thông tin nhanh chóng.

  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực

Google Alerts là một công cụ mạnh mẽ, cho phép bạn thực hiện phân tích cạnh tranh một cách hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như là Google Alerts giúp bạn nắm bắt các hoạt động marketing của đối thủ trên nhiều kênh khác nhau. Hay công cụ này còn giúp theo dõi sự thay đổi trong danh mục sản phẩm/dịch vụ của đối thủ. Ngoài ra còn nhiều khía cạnh khác mà Google Alerts có thể giúp bạn như là theo dõi các hoạt động mở rộng thị trường và đối tác, phân tích phản hồi của khách hàng về đối thủ,…

  • Hỗ trợ nghiên cứu và phân tích xu hướng

Google Alerts là một công cụ đắc lực hỗ trợ nghiên cứu thị trường và theo dõi các xu hướng mới nổi trong ngành mà bạn quan tâm. Ngoài ra, công cụ còn giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì khách hàng đang tìm kiếm, những vấn đề họ đang gặp phải, và những giải pháp mà họ quan tâm.

Tìm kiếm cơ hội hợp tác và khách hàng tiềm năng

  • Tìm kiếm cơ hội hợp tác và khách hàng tiềm năng

Google Alerts không chỉ là công cụ theo dõi thông tin mà còn là mang tới cơ hội hợp tác và tiếp cận khách hàng tiềm năng cho bạn. Điều này thể hiện rõ nhất là việc qua các cảnh báo về các sự kiện, hội thảo, hoặc các bài viết liên quan đến lĩnh vực của bạn. Từ đó, bạn có thể phát hiện ra các cơ hội hợp tác tiềm năng hoặc tìm kiếm được những khách hàng mới đang có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

  • Hỗ trợ SEO hiệu quả

Google Alerts không chỉ hữu ích cho marketing và PR mà còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động SEO. Google Alerts đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi các backlink mới, phát hiện các cơ hội xây dựng liên kết, và nắm bắt các xu hướng tìm kiếm liên quan đến từ khóa mục tiêu của bạn.

Ưu điểm và nhược điểm của Google Alert

Giống như bất kỳ công cụ nào khác, Google Alerts cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn sử dụng công cụ một cách hiệu quả nhất. 

Ưu điểm

Những ưu điểm đặc biệt mà Google Alerts sở hữu, đó là:

  • Bạn có thể sử dụng tất cả các tính năng của công cụ này mà không cần phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào.
  • Giao diện của Google Alerts đơn giản, trực quan và cho phép người dùng dễ dàng thiết lập quản lý các cảnh báo.
  • Bạn có thể linh hoạt tùy chỉnh cảnh báo của mình dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Bao gồm từ khóa, nguồn, ngôn ngữ, khu vực và tần suất thông báo.
  • Google Alerts theo dõi một lượng lớn các nguồn thông tin trực tuyến, bao gồm trang web, blog, diễn đàn, tin tức, video và sách.

Nhược điểm

Bên cạnh việc sở hữu nhiều ưu điểm, Google Alerts vẫn còn một số những hạn chế nhất định, như là:

  • Đôi khi, Google Alerts có thể gửi những thông báo không hoàn toàn liên quan đến từ khóa bạn đã thiết lập, hoặc bỏ sót một số nội dung quan trọng.
  • Google Alert chỉ đơn thuần là một công cụ theo dõi và thông báo. Nó không cung cấp các tính năng phân tích sâu hơn về dữ liệu thu thập được.
  • Mặc dù theo dõi nhiều nguồn, Google Alerts có thể không bao phủ hết tất cả các nền tảng truyền thông xã hội hoặc các trang web nhỏ hơn.

Google Alerts vận hành trong Marketing như thế nào?

Google Alert là gì? Google Alerts được xem là một trợ thủ đắc lực cho các hoạt động Marketing. Dưới đây là cách Google Alerts vận hành trong các khía cạnh khác nhau của Marketing:

Google Alerts trong Content Marketing

Google Alerts trong Content Marketing

Trong Content Marketing, Google Alerts đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Nghiên cứu chủ đề và tìm ý tưởng nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh doanh hoặc ngành nghề của bạn. Bạn có thể theo dõi những chủ đề, những câu hỏi mà khách hàng đặt ra trên Google Alerts bằng cách thiết lập các từ khoá. Cụ thể như “chăm sóc da nhạy cảm”, “routine skincare cho da mụn”, “thành phần tự nhiên trong mỹ phẩm”.
  • Thiết lập cảnh bảo cho tiêu đề hay các nội dung để xem trích dẫn trên các trang web, đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch Content Marketing. 
  • Google Alerts có thể giúp bạn phát hiện những blogger, influencer hoặc các trang web có liên quan đến lĩnh vực của bạn đang đề cập đến các chủ đề tương tự.
  • Khi thiết lập cảnh báo cho các đoạn văn bản độc đáo trong nội dung của bạn, Google Alerts giúp bạn có thể nhanh chóng phát hiện nếu có trang web nào sao chép. Hoặc sử dụng lại nội dung của bạn mà không có sự cho phép.

Google Alerts trong SEO

Google Alert SEO mang tới nhiều lợi ích quan trọng như là:

  • Google Alert có khả năng theo dõi các backlink mới trỏ về website. Việc làm này giúp đánh giá hiệu quả các hoạt động xây dựng liên kết và phát hiện những backlink không chất lượng gây ảnh hưởng đến thứ hạng. 
  • Theo dõi thứ hạng từ khóa của đơn vị một cách gián tiếp. Mặc dù không cung cấp dữ liệu thứ hạng trực tiếp, việc theo dõi từ khóa mục tiêu trên các trang web đã gián tiếp tối ưu hiệu quả SEO. Nếu bạn thấy nhiều trang web uy tín đề cập đến các từ khóa mục tiêu của bạn, đó là dấu hiệu tích cực cho thấy nội dung của bạn đang được đánh giá cao bởi Google và người dùng.
  • Giám sát vấn đề tối ưu hóa nội dung SEO. Google Alerts có thể giúp bạn phát hiện các vấn đề kỹ thuật SEO. Ví dụ, nếu trang web của bạn bị lỗi index hoặc bị chặn, bạn có thể nhận được thông báo nếu Googlebot cố gắng truy cập và gặp lỗi.

Google Alerts cho Digital PR

Trong lĩnh vực Digital PR, Google Alerts là một công cụ không thể thiếu để:

  • Giám sát danh tiếng của thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm bằng cách theo dõi các bài viết, đánh giá liên quan. Nhờ đó, bạn có thể kịp thời phản hồi lại các bình luận, giải quyết các vấn đề tiêu cực hoặc tận dụng để quảng bá thương hiệu. 
  • Xác định cơ hội hợp tác với các trang web, blog có ảnh hưởng.  Bởi vì, khi bất cứ sự cố tiêu cực nào liên quan đến thương hiệu, Google Alerts sẽ phát hiện nhanh chóng. Sau đó, thông tin được thông báo đến bạn, giúp bạn sớm được ra những biện pháp xử lý hiệu quả. 
  • Đo lường hiệu quả chiến dịch PR bằng cách theo dõi phản hồi trên các trang báo, bài viết, tin tức,…. Bạn dễ dàng đánh giá được mức độ thành công và phạm vi để tiếp cận được chiến dịch. 

Google Alerts để phân tích đối thủ cạnh tranh

Google Alerts để phân tích đối thủ cạnh tranh

Bằng cách theo dõi từ khóa liên quan đến đối thủ, Google Alerts giúp:

  • Cập nhật chiến lược Marketing mà đối thủ đang áp dụng. Cụ thể như là chương trình khuyến mãi, các nội dung mới trên blog, chiến dịch quảng cáo,….
  • Phát hiện phân tích chiến lược của đối thủ.  Theo dõi những nội dung mà đối thủ đang tạo ra và chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược nội dung của họ.Từ đó, cung cấp cho bạn những ý tưởng mới cho chiến lược nội dung của riêng mình.

Google Alerts trên Social Media

Mặc dù Google Alerts không phải là một công cụ chuyên dụng để theo dõi mạng xã hội, nhưng nó vẫn có thể cung cấp một số thông tin hữu ích:

  • Cảnh báo khi thương hiệu của bạn được đề cập trên các nền tảng mạng xã hội công khai.
  • Bạn có thể theo dõi các hashtag liên quan đến ngành nghề hoặc thương hiệu của bạn.
  • Google Alerts vẫn có thể giúp bạn nhận thấy những xu hướng mới nổi trên mạng xã hội thông qua việc theo dõi các từ khóa và hashtag liên quan.

Một số tùy chọn trong Google Alerts cần biết

Để khai thác tối đa sức mạnh của Google Alerts, bạn cần phải hiểu rõ và biết cách tùy chọn cấu hình khi sử dụng. Dưới đây là một số tùy chọn quan trọng, bạn cần biết:

Một số tùy chọn trong Google Alerts

  • Tần suất:

Tùy chọn này giúp bạn nhận thông báo từ Google Alerts khi có nội dung mới phù hợp với từ khoá mà bạn quan tâm. Bạn sẽ có ba lựa chọn là ngay lập tức, một lần một ngày, một lần một tuần.

  • Nguồn:

Bạn sẽ được chỉ định loại nguồn nội dung mà Google Alerts sẽ theo dõi. Các nguồn mà bạn có thể chọn là tất cả, tin tức, blog, web, video, sách, diễn đàn, tài chính.

  • Ngôn ngữ

Bạn có thể giới hạn các thông báo viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ cụ thể mà bạn lựa chọn. Nếu bạn chỉ quan tâm đến thông tin bằng tiếng Việt, hãy chọn “Tiếng Việt”. Nếu bạn muốn theo dõi thông tin bằng nhiều ngôn ngữ, bạn có thể chọn “Bất kỳ ngôn ngữ nào”. 

  • Khu vực

Tùy chọn giúp bạn giới hạn thông báo chỉ ở các nội dung xuất hiện ở trang web liên quan đến một khu vực địa lý cụ thể. Ví dụ, nếu bạn chỉ quan tâm đến tin tức về một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định, bạn có thể chọn khu vực đó.

  • Số lượng

Bạn có hai lựa chọn chỉ nhận kết quả tốt nhất hoặc tất cả kết quả. Với tùy chọn này bạn sẽ kiểm soát được số lượng thông báo mà mình nhận được. 

Hướng dẫn cách sử dụng Google Alerts cơ bản

Dưới đây là hướng dẫn cách sử dụng Google Alerts cơ bản cho người mới bắt đầu:

Cách thiết lập Google Alerts tạo thông báo từ khóa

Để tạo thông báo trên Google Alerts, bạn cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập đến Google Alerts.

Truy cập đến Google Alerts

  • Bước 2: Trong đầu trang, nhập chủ đề bạn muốn theo dõi vào phần Tạo thông báo
  • Bước 3: Để thay đổi cài đặt của bạn, nhấp vào Hiển thị tùy chọn. Bạn có thể thay đổi:
    • Tần suất 
    • Nguồn
    • Ngôn ngữ 
    • Vùng
    • Số lượng
    • Gửi tới
  • Bước 4: Nhấp vào Tạo thông báo. Khi đó, bạn sẽ nhận được một số những email bất cứ khi nào chúng tôi tìm thấy kết quả tìm kiếm phù hợp.

Nhấp vào Tạo thông báo

Cách thiết lập Google Alerts chỉnh sửa thông báo từ khóa

Cách thiết lập Google Alerts chỉnh sửa thông báo từ khóa như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào nền tảng Google Alerts và chọn thông báo mà bạn muốn chỉnh sửa.

chọn thông báo mà bạn muốn chỉnh sửa

  • Bước 2: Thực hiện thay đổi và click vào Cập nhật thông báo.

click vào Cập nhật thông báo

* Lưu ý : Để thay đổi toàn bộ từ khóa nhận được thông báo, nhấp vào Cài đặt sau đó chọn các tùy chọn và nhấp vào Lưu.

thay đổi toàn bộ từ khóa nhận được thông báo

Cách thiết lập Google Alerts xoá thông báo từ khóa

Cách thiết lập Google Alerts xoá thông báo từ khóa như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Google Alerts.
  • Bước 2: Tiếp tục nhấp vào Xóa.

 Tiếp tục nhấp vào Xóa.

  • Bước 3: Hoàn thành.

Khắc phục sự cố không nhận hoặc không thấy thông báo

Nếu trong quá trình sử dụng Google Alerts, bạn không nhận được hoặc không thấy thông báo. Lúc này, bạn có thể tiến hành khắc phục sự số bằng các cách sau đây:

Kiểm tra lại tài khoản mà bạn đang sử dụng để đăng nhập

Để có thể kiểm tra được tài khoản mà bạn đang sử dụng để truy cập vào phần mềm Google Alerts, chúng tôi sẽ chia sẻ các bước triển khai cực kỳ đơn giản như sau:

  • Bước 1: Bạn chỉ cần mở trình duyệt tìm kiếm và tiến hành truy cập vào phần mềm Google Alerts.
  • Bước 2: Kiểm tra trên phần thanh công cụ Google cho tài khoản đăng nhập.
  • Bước 3: Nếu bạn không truy cập vào đúng tài khoản hãy nhấp vào hồ sơ và Đăng xuất.
  • Bước 4: Đăng nhập lại bằng tài khoản chính xác.

Đăng nhập lại bằng tài khoản chính xác

Tiến hành kiểm tra cài đặt thông báo

Trong một số trường hợp, do việc cài đặt thông báo không được thực hiện chính vì vậy mà bạn không thể nhận được thông báo từ Google Alerts. Chính vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra chế độ cài đặt này:

  • Bước 1: Tương tự như vậy, đầu tiên bạn cần phải truy cập vào công cụ Google Alerts.
  • Bước 2: Nếu bạn thấy một thông báo cho biết các thông báo của bạn đã bị tắt, hãy nhấp vào Bật.
  • Bước 3: Trong mục Thông báo của tôi, nhấp vào thông báo mà bạn muốn xem kết quả.

thay đổi toàn bộ từ khóa nhận được thông báo

  • Bước 4: Để kiểm tra địa chỉ email và cài đặt của bạn, nhấp vào Hiển thị tùy chọn.

Kiểm tra chế độ cài đặt trong email

Nếu bạn làm theo các bước trên mà vẫn không nhận được thông báo mới từ Google Alerts thì hãy tham khảo thêm cách kiểm tra cài đặt email. Lúc này bạn hãy kiểm tra tài khoản email của bạn với những tiêu chí như sau:

  • Đảm bảo hộp thư đến của bạn không nằm trong tình trạng bị đầy.
  • Đảm bảo là email của Google Alerts không đi đến thư mục spam của bạn. 

Với những gợi ý trên đây, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng Google Alerts không nhận được thông báo. Tiếp đến, chúng tôi sẽ chia sẻ thêm với bạn về một số những mẹo hay để sử dụng phần mềm này một cách hiệu quả nhất.

Mẹo hay khi sử dụng Google Alerts 

Để tận dụng tối đa sức mạnh của Google Alerts và đảm bảo bạn nhận được những thông tin chính xác và hữu ích nhất, hãy tham khảo một số mẹo sau đây:

Sử dụng các từ khóa và cụm từ chính xác và cụ thể

Việc sử dụng các từ khóa chung chung có thể dẫn đến việc bạn sẽ phải nhận vô số thông báo không liên quan từ Google Alerts. Ngược lại, nếu bạn sử dụng các từ khóa và cụm từ quá mơ hồ có thể khiến bạn bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Cách tốt nhất là bạn nên:

  • Đặt cụm từ đó trong dấu ngoặc kép. Ví dụ, thay vì chỉ nhập “marketing online” hãy nhập “”marketing online””
  • Sử dụng dấu trừ (-) ngay trước một từ khóa. Ví dụ, “điện thoại -Samsung”
  • Sử dụng các từ khóa dài. Ví dụ, ““cách chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì””.

Tùy chỉnh tần suất nhận thông báo phù hợp

Tùy chỉnh tần suất nhận thông báo phù hợp

Lựa chọn tần suất nhận thông báo phù hợp rất quan trọng, mục đích vừa tránh bị quá tải hay bỏ lỡ những cập nhật kịp thời. 

  • Ngay lập tức – phù hợp cho những thông tin bạn cần cập nhật ngay lập tức. Ví dụ như theo dõi khủng hoảng thương hiệu hoặc các tin tức nóng hổi về đối thủ cạnh tranh.
  • Một lần một ngày – lựa chọn tốt cho việc theo dõi các xu hướng ngành, các bài viết mới trên blog hoặc các đề cập hàng ngày về thương hiệu của bạn.
  • Một lần một tuần – phù hợp cho những thông tin ít cấp thiết hơn. Ví dụ như theo dõi các nghiên cứu mới trong lĩnh vực của bạn hoặc các hoạt động ít thường xuyên của đối thủ.

Thiết lập nhận được nhiều thông báo cùng lúc

Google Alerts giúp bạn theo dõi đồng thời nhiều từ khóa, chủ đề và nguồn khác nhau. Dưới đây là cách bạn có thể tận dụng mẹo này hiệu quả:

  • Hãy phân loại chủ đề quan tâm trước tiên. Ví dụ: Thương hiệu của bạn (Tên công ty, tên sản phẩm chính, các chiến dịch marketing cụ thể); Đối thủ cạnh tranh (Tên công ty đối thủ, tên sản phẩm/dịch vụ chính của họ, các khẩu hiệu quảng cáo)
  • Sử dụng các nhãn hoặc bộ lọc email để việc theo dõi các thông báo trong Google Alerts được thuận tiện và dễ dàng. Ví dụ, bạn có thể tạo một nhãn “Theo dõi thương hiệu”, một nhãn “Phân tích đối thủ”, một nhãn “Xu hướng ngành”, v.v.

FAQ – Câu hỏi thường gặp về Google Alerts

Sau khi đã trả lời được câu hỏi Google Alert là gì? Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về công cụ này thì đừng bỏ lỡ nội dung sau đây.  

1 – Sử dụng Google Alerts có mất phí không?

Hoàn toàn không mất phí. Google cung cấp dịch vụ này miễn phí cho tất cả người dùng có tài khoản Google. Bạn có thể thoải mái thiết lập và quản lý các cảnh báo mà không cần lo lắng về bất kỳ chi phí nào.

2 – Tôi có thể tạo bao nhiêu cảnh báo Google Alerts?

Google không công bố một giới hạn cụ thể về số lượng cảnh báo mà một người dùng có thể tạo. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn có thể tạo một số lượng lớn các cảnh báo khác nhau để theo dõi nhiều từ khóa, chủ đề và nguồn khác nhau.

3 – Tôi có thể theo dõi những loại nội dung nào với Google Alerts?

Google Alerts có khả năng theo dõi một phạm vi rộng lớn các loại nội dung trực tuyến, nên bạn dễ dàng thiết lập cảnh báo qua:

  • Bài viết tin tức
  • Bài đăng trên blog
  • Kết quả tìm kiếm web
  • Video
  • Sách
  • Diễn đàn và các trang thảo luận trực tuyến
  • Nghiên cứu và tài liệu học thuật

4 – Google Alerts có thể thay thế cho việc theo dõi tin tức thủ công không?

Google Alerts không hoàn toàn có thể thay thế cho việc theo dõi tin tức thủ công. Dưới đây là một số lý do:

  • Google Alerts vẫn có thể mang tới thông tin cho bạn ở một số thời điểm bị trễ.
  • Đôi khi, Google Alerts gửi những thông tin không hoàn toàn liên quan đến từ khoá bạn theo dõi.
  • Công cụ không cung cấp các tính năng phân tích sâu về xu hướng, ngữ cảnh,….
  • Google Alerts không bao phủ các nền tảng, đặc biệt là mạng xã hội. 

5 – Tần suất nhận thông báo Google Alerts là bao lâu?

Bạn có thể đặt tuỳ chỉnh tần suất nhận thông báo Google Alerts như sau:

  • Ngay khi có, email của bạn sẽ thông báo
  • Ít nhất một lần mỗi ngày, sẽ đưa ra thông báo phù hợp và mới nhất
  • Ít nhất một lần mỗi tuần, sẽ tổng hợp kết quả trong một tuần và gửi email cho bạn. 

Lời kết

Hy vọng qua bài viết chi tiết này, bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Google Alert là gì?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về Google Alert hoặc cần tư vấn chuyên sâu hơn về các giải pháp marketing và SEO hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ với GCS Việt Nam qua các kênh sau nhé.

 

Đánh giá post
Bài viết liên quan
0 0 Các bình chọn
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận