Telegram bị chặn tại Việt Nam: Giải pháp thay thế tối ưu nhất

29/05/2025
171 lượt xem
Đánh giá post
Chia sẻ qua
telegram bi chan

Thông tin nóng hổi “Telegram bị chặn tại Việt Nam”? Bạn đã sẵn sàng cho sự thay đổi sắp tới này chưa? Nếu chưa, các bạn đừng bỏ qua những thông tin mà GCS Việt Nam chuẩn bị mang đến sau đây về nội dung này cực kỳ thú vị nhé. 

Lý do vì sao Telegram bị chặn tại Việt Nam?

Lý do vì sao Telegram bị chặn tại Việt Nam?

Vào sáng 23/5 vừa qua, Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã ra yêu cầu buộc các nhà mạng phải triển khai các biện pháp ngăn chặn hoạt động của dịch vụ ứng dụng Telegram có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cục Viễn thông cũng đã đưa văn bản của Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ công an) về việc thực hiện phối hợp  và ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam. 

Theo thông tin từ Cơ quan công an đưa ra về các vi phạm pháp luật liên quan đến ứng dụng Telegram, thì nguyên nhân cụ thể dẫn tới lý do Telegram bị chặn tại Việt Nam là:

Thiếu sự hợp tác với cơ quan chức năng

Telegram bị cáo buộc không tuân thủ các quy định yêu cầu nền tảng mạng xã hội phải giám sát và gỡ bỏ nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu từ cơ quan chức năng. Telegram từ chối hợp tác trong việc cung cấp dữ liệu người dùng phục vụ điều tra. Cũng như, đơn vị này không có đại diện pháp lý tại Việt Nam. Từ vấn đề này đã gây ra những khó khăn cho việc xử lý các vi phạm. Mặc dù, Cục Viễn thông đã nhiều lần gửi văn bản nhắc nhở nhưng phía Telegram không thực hiện đúng nghĩa vụ này.

Tỷ lệ cao các kênh vi phạm pháp luật

Theo Báo cáo từ Bộ Công an (A05), có đến 68% trong tổng số 9.600 kênh và nhóm trên Telegram tại Việt Nam bị phát hiện chứa nội dung vi phạm pháp luật. Các hành vi vi phạm rất rộng và bao gồm:

Không tuân thủ đúng quy định pháp luật của Việt Nam

Theo Nghị định 147/2024 về quản lý hoạt động Internet, các nền tảng quốc tế như Telegram phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Do đó, việc rà soát, kiểm soát và gỡ bỏ nội dung vi phạm theo yêu cầu của cơ quan chức năng là điều bắt buộc. Tuy nhiên, ứng dụng Telegram đã không thực hiện nghĩa vụ này. Thậm chí, đơn vị này còn không thực hiện thông báo hoạt động với cơ quan quản lý kể từ ngày 1/1/2025 dù đã nhiều lần bị nhắc nhở. 

Chính sự tồn tại của hàng loạt kênh và nhóm có nội dung độc hại chiếm tỷ lệ cao trên Telegram tại Việt Nam đã đặt ra một thách thức lớn cho công tác quản lý và bảo vệ không gian mạng. Do đó, Cục An ninh và Phòng chống tội phạm công nghệ cao đã đề nghị Cục Viễn thông chỉ đạo cho các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ mạng viễn thông, internet tiến hành hành động chặn Telegram tại Việt Nam.

Telegram bị chặn tại Việt Nam kể từ ngày nào?

Telegram bị chặn tại Việt Nam kể từ ngày nào?

Thông tin về thời điểm Telegram bị chặn tại Việt Nam đang được nhiều người dùng đặc biệt quan tâm. Theo các văn bản chỉ đạo từ cơ quan chức năng, Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam phải báo cáo phương án triển khai cũng như kết quả thực hiện việc ngăn chặn ứng dụng Telegram trước ngày 02/06/2025. Kể từ thời điểm này, các nhà mạng sẽ đồng loạt tiến hành các biện pháp  kỹ thuật cần thiết để hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn khả năng truy cập vào Telegram từ lãnh thổ Việt Nam.  

Nhà mạng nào được chặn Telegram?

Nhà mạng nào được chặn Telegram?

Khi quyết định Telegram bị chặn tại Việt Nam được đưa ra, câu hỏi đặt ra là những nhà mạng nào sẽ tham gia vào quá trình triển khai biện pháp này? Trên thực tế, yêu cầu từ Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã được gửi tới tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam. Tức là các nhà mạng hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT Telecom và các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo này. 

Vai trò của các nhà mạng là trực tiếp quản lý và vận hành hạ tầng mạng internet. Do đó, sự đồng lòng và phối hợp của tất cả các nhà mạng là yếu tố then chốt để đảm bảo việc ngăn chặn Telegram được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc. Đây cũng là việc giúp người dân chúng ta góp phần vào xây dựng một không gian mạng lành mạnh và an toàn cho cộng đồng. 

Ảnh hưởng của việc Telegram bị chặn tại Việt Nam cho doanh nghiệp là gì?

Ảnh hưởng của việc Telegram bị chặn

Việc Telegram bị chặn tại Việt Nam sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể, không chỉ đối với người dùng cá nhân mà còn tác động lớn đến các doanh nghiệp tổ chức đang sử dụng nền tảng này. Mặc dù Telegram được biết đến với khả năng bảo mật và các tính năng hỗ trợ nhóm lớn. Nhưng cơ bản, ứng dụng lại thiếu đi sự tuân thủ pháp luật nên dẫn đến nguy cơ chặn hoạt động, buộc hàng triệu người dùng phải tìm kiếm các giải pháp thay thế. 

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức thì vấn đề Telegram bị chặn ảnh hưởng có thể còn lớn hơn. Bởi vì nhiều công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, marketing, hoặc truyền thông, đã sử dụng Telegram như một công cụ hiệu quả để quản lý dự án, giao tiếp nội bộ, hỗ trợ khách hàng thông qua các chatbot, hoặc xây dựng cộng đồng người dùng qua các kênh.

Do đó, việc Telegram bị chặn sẽ làm gián đoạn các quy trình làm việc đã được thiết lập, buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng chuyển đổi sang các nền tảng khác. Vấn đề này có thể gây tốn kém thời gian, chi phí đào tạo cũng như ứng dụng để chuyển đổi dữ liệu. 

Ngoài ra, một vấn đề mà khá nhiều các doanh nghiệp, tổ chức đang sử dụng Telegram lo ngại rằng sau khi chuyển đổi ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu. Đó chính là nguy cơ mất dữ liệu, thông tin quan trọng trên Telegram không được sao lưu kịp thời trước khi bị chặn hoàn toàn. Sự phụ thuộc vào một nền tảng không tuân thủ pháp luật đã đặt các tổ chức vào tình thế rủi ro, và giờ đây, họ phải đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp thay thế đáng tin cậy và hợp pháp để duy trì hoạt động thông suốt.

Có nên lựa chọn các ứng dụng khác để thay thế Telegram hay không?

Có nên lựa chọn các ứng dụng khác để thay thế

Câu hỏi đặt ra ngay lúc này cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức là “Có nên lựa chọn các ứng dụng khác để thay thế Telegram hay không?” trở nên vô cùng cấp thiết. Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn nên và cần phải lựa chọn các ứng dụng khác để thay thế Telegram ngay lập tức.

Đảm bảo tính liên tục trong liên lạc và công việc

Khi lệnh cấm có hiệu lực, khả năng truy cập vào Telegram từ Việt nam sẽ bị hạn chế hoặc ngừng hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể gửi và nhận tin nhắn, tham gia nhóm chat, truy cập thông tin và sử dụng các bot đang phụ thuộc. 

Tuân thủ theo quy định pháp luật và hạn chế rủi ro

Quyết định Telegram bị chặn được đưa ra trên cơ sở ứng dụng này không tuân thủ đầy đủ các quy định về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam. Đồng thời là do ứng dụng Telegram bị lợi dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. 

Việc tiếp tục cố gắng sử dụng Telegram thông qua các biện pháp lách luật (như VPN) có thể tiềm ẩn rủi ro về mặt pháp lý. Mặc dù chưa có quy định rõ ràng về việc xử phạt người dùng cá nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ lách luật có thể dẫn đến các vấn đề bảo mật khác.

Hơn nữa, khi một ứng dụng bị đánh giá là tiềm ẩn rủi ro thì việc người dùng tiếp xúc với các nội dung độc hại rất dễ bị đánh cắp thông tin. Do đó, việc chuyển sang các ứng dụng được kiểm soát và tuân thủ pháp luật sẽ an toàn hơn cho dữ liệu và danh tính của bạn.

Đảm bảo sự ổn định và lâu dài cho việc liên lạc

Việc sử dụng một ứng dụng thay thế có thể là một giải pháp lâu dài cho quá trình liên lạc. Khi bạn tìm kiếm một nền tảng ổn định, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Lúc này, bạn sẽ yên tâm sử dụng mà không lo lắng về việc gián đoạn đột ngột trong tương lai.

Việc chuyển đổi sớm cũng giúp bạn có thời gian để làm quen với ứng dụng mới, sao lưu dữ liệu và thông báo cho các liên hệ của mình. Đồng thời, điều này cũng làm giảm thiểu tối đa sự bất tiện khi Telegram không còn hoạt động.

05+ Ứng dụng tiềm năng – Giải pháp thay thế khi Telegram bị chặn

Khi Telegram bị chặn, thị trường ứng dụng nhắn tin và làm việc nhóm vẫn còn rất nhiều lựa chọn chất lượng cao. Việc lựa chọn một ứng dụng phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên của bạn. Dưới đây là 05+ ứng dụng tiềm năng mà bạn có thể tham khảo để thay thế Telegram sau khi bị chặn:

Google Chat

Google Chat là một nền tảng giao tiếp và cộng tác nhóm

Google Chat là một nền tảng giao tiếp và cộng tác nhóm mạnh mẽ. Đây là một ứng dụng cộng tác nổi bật của hệ sinh thái Google, đặc biệt khi đã được sử dụng đầy đủ tính năng của Google Workspace. Ứng dụng này được thiết kế để tích hợp liền mạch với các công cụ quen thuộc của Google như Gmail, Google Drive, Google Meet và Google Calendar, tạo ra một không gian làm việc thống nhất và hiệu quả. 

Ưu điểm:

  • Tích hợp sâu với hệ sinh thái Google: Đây là ưu điểm lớn nhất. Người dùng có thể dễ dàng truy cập Google Chat trực tiếp từ Gmail, chia sẻ tài liệu từ Google Drive, lên lịch cuộc họp video qua Google Meet và đồng bộ hóa với Google Calendar. Sự tích hợp này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và giảm thiểu việc chuyển đổi ứng dụng liên tục.
  • Tính năng cộng tác mạnh mẽ: Google Chat hỗ trợ tạo các không gian làm việc riêng biệt cho từng dự án, phòng ban hoặc nhóm cụ thể. Trong các không gian này, người dùng có thể trò chuyện theo chủ đề, chia sẻ tệp, gán nhiệm vụ (qua Google Tasks), và theo dõi tiến độ công việc một cách có tổ chức.
  • Bảo mật và đáng tin cậy: Dữ liệu được mã hóa trong quá trình truyền tải và lưu trữ. Google cũng cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế và quy định về quyền riêng tư mang lại sự yên tâm cho người dùng doanh nghiệp.
  • Khả năng truy cập đa nền tảng: Có sẵn dưới dạng ứng dụng web, ứng dụng máy tính để bàn (Windows, macOS) và ứng dụng di động (Android, iOS), cho phép người dùng truy cập và làm việc mọi lúc mọi nơi.
  • Chi phí: Phiên bản đầy đủ tính năng cho doanh nghiệp nằm trong gói Google Workspace, mang lại các công cụ quản trị nâng cao và dung lượng lưu trữ lớn hơn.

Nhược điểm:

  • Ít phổ biến cho mục đích cá nhân: Google Chat ít được sử dụng cho các cuộc trò chuyện cá nhân hoặc không gian xã hội rộng lớn.
  • Giao diện có thể phức tạp với người mới: Đối với người dùng chưa quen với hệ sinh thái Google Workspace, việc làm quen với các tính năng và cách tổ chức trong Google Chat có thể mất một chút thời gian.

Google Chat tập trung vào việc tổ chức các cuộc trò chuyện theo chủ đề, chia sẻ tệp và quản lý tác vụ. Do đó, ứng dụng này rất lý tưởng cho các nhóm, doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu cộng tác.

Nếu quý khách hàng đang phân vân lựa chọn phần mềm Google Chat thay thế khi Telegram thì có thể liên hệ ngay đến GCS Việt Nam – Đơn vị ủy quyền của Google. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ chuyển đổi số uy tín hàng đầu hỗ trợ quý khách hàng mọi dịch vụ về Google Chat đầy đủ và tiện lợi.

ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY

Microsoft Teams

Microsoft Teams là một nền tảng giao tiếp và cộng tác toàn diện

Microsoft Teams là một nền tảng giao tiếp và cộng tác toàn diện, được phát triển bởi Microsoft. Teams được thiết kế để trở thành một hub cho mọi hoạt động làm việc nhóm, giảm thiểu sự cần thiết phải chuyển đổi giữa nhiều ứng dụng khác nhau.

Ưu điểm:

  • Tích hợp sâu với Microsoft 365: Microsoft Teams tích hợp hoàn hảo với Word, Excel, PowerPoint, Outlook, SharePoint, OneDrive và các ứng dụng khác của Microsoft 365. Cho phép người dùng chia sẻ tài liệu, cộng tác trực tiếp trên các tệp, và lên lịch cuộc họp một cách thuận tiện.
  • Khả năng họp video và hội thảo trực tuyến mạnh mẽ: Teams nổi bật với các tính năng họp video chất lượng cao, hỗ trợ số lượng người tham gia lớn, chia sẻ màn hình, bảng trắng tương tác, ghi âm cuộc họp và tính năng phụ đề trực tiếp. 
  • Tính năng quản lý nhóm và dự án toàn diện: Teams cho phép tạo các kênh cho từng dự án, phòng ban hoặc chủ đề cụ thể. Trong mỗi kênh, bạn có thể thực hiện trò chuyện, chia sẻ tệp, gán nhiệm vụ và tích hợp các ứng dụng bên thứ ba để quản lý công việc hiệu quả.
  • Bảo mật và tuân thủ cao: Microsoft Teams cung cấp các tính năng bảo mật cấp độ doanh nghiệp, bao gồm mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, và tuân thủ nhiều tiêu chuẩn và quy định quốc tế về bảo mật và quyền riêng tư.
  • Chi phí: Phiên bản đầy đủ tính năng và tích hợp sâu hơn nằm trong các gói đăng ký Microsoft 365 Business hoặc Enterprise với chi phí hợp lý. Ngoài ra, Microsoft cũng có gói riêng cho khách hàng đăng ký sử dụng Microsoft Teams.

Nhược điểm:

  • Tiêu tốn tài nguyên hệ thống: Microsoft Teams đôi khi có thể tiêu tốn khá nhiều tài nguyên RAM và CPU.
  • Giao diện có thể phức tạp: Đối với người dùng mới hoặc những người không quen với các ứng dụng doanh nghiệp, giao diện của Teams có thể hơi phức tạp và có nhiều tính năng cần khám phá.

Tóm lại, đây là một giải pháp làm việc nhóm, kết hợp trò chuyện, họp video, lưu trữ tệp và tích hợp ứng dụng, Microsoft Teams đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và tổ chức lớn đã và đang sử dụng hệ sinh thái Microsoft 365.

Zalo

Zalo được biết đến là ứng dụng nhắn tin và gọi điện

Zalo được biết đến là ứng dụng nhắn tin và gọi điện thuôc TOP đầu tại Việt Nam, được phát triển bởi VNG. Zalo không chỉ đơn thuần là một công cụ liên lạc mà đã phát triển thành một hệ sinh thái đa dạng, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích, đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng Việt. Hiện nay, Zalo trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống số của hàng chục triệu người.

Ưu điểm:

  • Phổ biến rộng rãi tại Việt Nam: Hầu hết người dùng internet tại Việt Nam đều có tài khoản Zalo, giúp việc kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và đối tác trở nên cực kỳ dễ dàng và thuận tiện.
  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng: Zalo được thiết kế với giao diện trực quan, phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. Các tính năng được bố trí rõ ràng, dễ dàng tiếp cận ngay cả với những người không quá am hiểu công nghệ.
  • Tính năng liên lạc đa dạng: Hỗ trợ đầy đủ các chức năng nhắn tin văn bản, tin nhắn thoại, gọi điện thoại miễn phí, gọi video call chất lượng cao, chia sẻ hình ảnh, video, tài liệu, và vị trí trực tiếp. 
  • Hệ sinh thái tiện ích phong phú: Zalo đã tích hợp nhiều dịch vụ ngoài liên lạc, như thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua sắm trực tuyến (Zalo Shop), tra cứu thông tin hành chính công (Zalo Connect), và theo dõi tin tức qua các Zalo Official Account.
  • Thích nghi tốt với văn hóa Việt Nam: Zalo thường xuyên cập nhật các bộ sticker độc đáo, tính năng lễ hội, và các sự kiện mang tính cộng đồng, tạo cảm giác gần gũi và quen thuộc với người dùng Việt.

Nhược điểm:

  • Ít mạnh về cộng tác doanh nghiệp: Zalo ít mạnh về các tính năng quản lý dự án phức tạp, tích hợp công cụ văn phòng chuyên sâu cho doanh nghiệp lớn.
  • Giới hạn số lượng thành viên trong nhóm: Các nhóm chat trên Zalo có giới hạn số lượng thành viên nhất định (thường là 1000 người), có thể không phù hợp cho các cộng đồng hoặc kênh lớn như Telegram.

Tóm lại, đối tượng tiềm năng nên sử dụng ứng dụng Zalo chỉ có thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng Zalo OA để chăm sóc khách hàng, marketing và giao tiếp nội bộ đơn giản. Hay người muốn tích hợp nhiều dịch vụ cuộc sống vào một ứng dụng duy nhất.

WhatsApp

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin và gọi điện

WhatsApp là ứng dụng nhắn tin và gọi điện phổ biến hàng đầu thế giới, thuộc sở hữu của Meta Platforms (công ty mẹ của Facebook). Với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu, WhatsApp đã trở thành một công cụ giao tiếp thiết yếu cho cả mục đích cá nhân và kinh doanh nhỏ. Điểm mạnh lớn nhất của WhatsApp là cam kết mã hóa đầu cuối mặc định cho mọi cuộc trò chuyện, đảm bảo tính riêng tư cao.

Ưu điểm:

  • Mã hóa đầu cuối mặc định: Mọi tin nhắn, cuộc gọi thoại và video đều được mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) theo mặc định, đảm bảo chỉ người gửi và người nhận mới có thể đọc được nội dung.
  • Phổ biến toàn cầu: Với hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới, WhatsApp là lựa chọn tuyệt vời để kết nối với bạn bè, gia đình và đối tác kinh doanh ở nước ngoài.
  • Tính năng liên lạc đa dạng: Hỗ trợ đầy đủ các chức năng nhắn tin văn bản, tin nhắn thoại, gọi thoại/video call (cá nhân và nhóm), chia sẻ hình ảnh, video, tài liệu (tối đa 100MB), địa điểm, và danh bạ. Cho phép tạo nhóm chat với số lượng thành viên đáng kể (tối đa 1024 thành viên) và tính năng “Broadcast Lists”để gửi tin nhắn đến nhiều người cùng lúc mà không tạo nhóm.
  • WhatsApp Business: Phiên bản chuyên biệt dành cho doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ tương tác với khách hàng, tạo hồ sơ doanh nghiệp, tự động trả lời tin nhắn và hiển thị danh mục sản phẩm.

Nhược điểm:

  • Chính sách dữ liệu của Meta: Mặc dù tin nhắn được mã hóa đầu cuối, WhatsApp vẫn chia sẻ một số dữ liệu siêu dữ liệu với công ty mẹ Meta (Facebook). Vì thế có thể gây lo ngại về quyền riêng tư đối với một số người dùng cực kỳ nhạy cảm.
  • Giới hạn kích thước tệp: Kích thước tệp tối đa khi chia sẻ (100MB) có thể là một hạn chế đối với việc gửi các tệp video lớn hoặc tài liệu dung lượng cao.

Signal

Signal là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện

Signal là một ứng dụng nhắn tin và gọi điện được đánh giá cao nhất về quyền riêng tư và bảo mật. Được phát triển bởi Signal Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận, Signal cam kết không thu thập dữ liệu người dùng và áp dụng mã hóa đầu cuối mặc định cho mọi hình thức liên lạc. 

Ưu điểm:

  • Bảo mật hàng đầu với mã hóa đầu cuối mặc định: Tất cả các cuộc trò chuyện (cá nhân và nhóm), cuộc gọi thoại, video và tệp tin được gửi qua Signal đều được mã hóa đầu cuối theo tiêu chuẩn Signal Protocol – một giao thức mã hóa được nhiều chuyên gia tin dùng và được kiểm toán độc lập.
  • Các tính năng tăng cường quyền riêng tư: Cung cấp các tùy chọn độc đáo như tin nhắn tự hủy , bảo vệ ảnh chụp màn hình (ngăn chặn hoặc làm mờ nội dung trong ảnh chụp màn hình), ẩn địa chỉ IP trong cuộc gọi, và khả năng đăng ký mà không cần hiển thị số điện thoại thật của bạn.
  • Tính đa nền tảng: Có sẵn trên Android, iOS, iPad, Windows, macOS, và Linux.

Nhược điểm:

  • Số lượng người dùng: Số lượng người dùng Signal vẫn chưa phổ biến bằng Zalo hay WhatsApp tại Việt Nam, điều này có thể gây khó khăn ban đầu trong việc kết nối với tất cả bạn bè và đồng nghiệp.
  • Không có bản sao lưu đám mây: Signal không sao lưu tin nhắn lên đám mây.

Tóm lại, Signal chỉ hoàn toàn phụ hơn với các cá nhân và nhóm nhỏ cần một công cụ liên lạc an toàn, không có quảng cáo và không bị theo dõi. 

Lời kết

Telegram bị chặn tại Việt Nam là cơ hội để bạn khám phá những nền tảng liên lạc mới, an toàn và hiệu quả hơn. Những trước khi chuyển đổi ứng dụng giao tiếp, bạn hãy chủ động sao lưu dữ liệu và chuyển đổi ngay hôm nay để đảm bảo mọi kết nối của bạn luôn thông suốt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chuyển đổi hoặc cần tư vấn về các giải pháp công nghệ, đừng ngần ngại liên hệ với GCS Việt Nam. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất.

  • Hotline: 024.9999.7777

 

 

Đánh giá post
Bài viết liên quan
0 0 Các bình chọn
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều bình chọn nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận