TLS là gì? Chức năng, Lợi ích, Ứng dụng của chứng chỉ TLS
Để đảm bảo Internet doanh nghiệp trở thành môi trường an toàn hơn, TLS ra đời với những tính năng vượt trội kế thừa từ SSL. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai phương thức bảo mật này. Chúng ta sẽ thấy các trình duyệt xuất hiện biểu tượng hình khóa quen thuộc trên các website có bảo mật an toàn. Trong bài viết này, GCS Vietnam sẽ giới thiệu đến các bạn đọc Chứng chỉ TLS là gì? tính năng, lợi ích và ứng dụng của TLS trong hệ thống bảo mật hiện nay. Khám phá ngay.
TLS là gì?
TLS (Transport Layer Security) chính là giao thức mật mã có khả năng xác thực bảo mật đầu cuối cho phép truyền thông tin và dữ liệu được gửi an toàn hơn trên Internet.
Thông thường, mọi người sẽ thấy TLS nhiều nhất trong quá trình duyệt web bảo vệ an toàn. Có một biểu tượng ổ khóa nhỏ xuất hiện bên cạnh trình duyệt thiết lập bảo mật. Ngoài ra, doanh nghiệp nên sử dụng TLS trong các ứng dụng khác như Email, truyền tệp tin, các cuộc gọi video với đối tác, nhắn tin tức thời và thoại qua IP (VoiP), và các dịch vụ Internet khác như DNS và NTP.
Thực chất, TLS được nghiên cứu và phát triển từ Secure Socket Layers (SSL – Lớp Socket bảo mật) được Netscape Communications Corporation cho ra đời vào vào năm 1994, có chức năng bảo mật các phiên web mà chúng ta truy cập.
Doanh nghiệp nên lưu ý điều quan trọng rằng TLS không có chế độ bảo mật dữ liệu trên các hệ thống đầu cuối. Nó chỉ phụ trách đảm bảo việc truyền dữ liệu an toàn trên Internet, không cho phép người lạ có thể nghe lén hoặc thay đổi nội dung bất hợp pháp trên trang web.
Chức năng của TLS
Về cơ bản, TLS đảm nhận 3 chức năng chính gồm có: mã hóa, xác thực dữ liệu, bảo mật tính toàn vẹn cho dữ liệu doanh nghiệp.
Mã hóa dữ liệu
Tính năng đầu tiên mà chúng ta cần chú ý đến nhất khi nhắc đến TLS, đó chính là khả năng mã hóa dữ liệu giữa máy khách và máy chủ. Khi TLS thực hiện tính năng này, dữ liệu dạng văn bản sẽ được chuyển đổi thành văn bản không rõ ràng bằng các ký tự đặc biệt trong kết nối mạng (còn được gọi là ciphertext) và chỉ có những người quản trị khóa bí mật này mới có thể truy cập và giải mã dữ liệu.
Từ đó, dữ liệu có thể được đảm bảo an toàn hơn khỏi những kẻ xấu đang cố gắng truy cập trái phép vào dữ liệu doanh nghiệp.
Xác thực dữ liệu
Tiếp theo, TLS đảm bảo hỗ trợ xác minh thông tin danh tính chính xác của máy chủ và máy khách. Tính năng này là điểm nổi bật và quan trọng khi TLS đảm bảo được mức độ an toàn của máy khách đang giao tiếp với máy chủ, không phải với những kẻ xấu giả mạo đang truy cập trái phép đường truyền kết nối.
Bảo mật tính toàn vẹn cho dữ liệu doanh nghiệp
Không những vậy, TLS giúp ngăn chặn những thay đổi hoặc can thiệp trái phép trong quá trình truyền dữ liệu.
Từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng dữ liệu trong quá trình kết nối vẫn sẽ giữ nguyên được tính nhất quán và truyền tải được tình trạng chính xác của thông tin.
Cơ chế hoạt động của TLS
Trong hệ thống truyền dữ liệu của mạng máy tính, dữ liệu doanh nghiệp sẽ cần phải đi qua nhiều mạng máy tính khác nhau trước khi đến được đích cuối cùng. Bằng việc sử dụng TLS, giao thức kết nối sẽ được mã hóa và xác thực danh tính của máy chủ bằng cách sử dụng chữ ký điện tử có trong chứng chỉ TLS mà doanh nghiệp đã cài đặt.
Sau đây là chi tiết cụ thể quá trình xác thực TLS diễn ra:
Bước 1: Máy khách gửi lời chào (Client Hello)
Quá trình này sẽ bắt đầu với việc máy khách gửi tin nhắn “Client Hello” đến với máy chủ, để thông báo về ý định thiết lập kết nối an toàn và liệt kê các thuật toán mã hóa được hỗ trợ trong suốt giai đoạn diễn ra.
Bước 2: Máy chủ gửi lời chào (Server Hello)
Sau khi nhận được tín hiệu gửi lời chào từ máy khách, máy chủ sẽ trả lời lại bằng tin nhắn “Server Hello”. Tiếp theo, máy chủ sẽ lựa chọn thuật toán mã hóa mạnh nhất có trong danh sách của máy khách và sau đó cấp chứng chỉ kỹ thuật số cho trình duyệt kết nối, trong đó bao gồm khóa bảo mật công khai.
Bước 3: Xác minh chứng chỉ TLS
Trong bước này, máy khách sẽ xác minh tính xác thực của chứng chỉ kỹ thuật số của máy chủ, gồm có các hoạt động như kiểm tra xem chứng chỉ đó có được ký bởi Cơ quan chứng nhận (CA) đáng tin cậy hay không và liệu nó đã bị hết hạn hay thu hồi chưa.
Nếu có trường hợp xác minh thất bại, kết nối sẽ chấm dứt để ngăn chặn các rủi ro bảo mật không may xảy ra.
Bước 4: Trao đổi mã khóa
Sau khi xác minh được các thông tin cần thiết trong danh tính của máy chỉ, máy khách sẽ tạo ra khóa phiên ngẫu nhiên và mã hóa bằng khóa công khai của máy chủ được lấy từ chứng chỉ kỹ thuật số TLS.
Khóa trong phiên này sẽ được sử dụng để mã hóa đối xứng trong quá trình tiếp tục truyền dữ liệu đến điểm an toàn.
Bước 5: Trao đổi Khóa của Máy chủ
Trong một số trường hợp, máy chủ có thể gửi thêm thông tin chẳng hạn như có khóa công khai của riêng Server đó hoặc các tham số cần thiết để trao đổi khóa, tùy thuộc vào thuật toán mã hóa được chọn và cấu hình của máy chủ.
Khi thực hiện theo quy trình hoạt động này, TLS không chỉ đảm bảo được tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu mà còn xác minh được danh tính của các bên máy liên lạc có an toàn hay không, từ đó ngăn chặn được các truy cập trái phép và các cuộc tấn công trung gian bất ngờ.
TLS ảnh hưởng đến hiệu suất website như thế nào?
Các phiên bản mới ra mắt của TLS, đặc biệt là phiên bản TLS 1.3 hầu như không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của ứng dụng web. Thông thường, quá trình thiết lập kết nối TLS sẽ khá phức tạp và cần phải bỏ ra thêm chút thời gian để tải cũng như đạt được hiệu năng tính toán ổn định.
Nguyên nhân cũng là bởi máy khách và máy chủ phải trao đổi qua lại nhiều lần để đảm bảo an toàn trước khi dữ liệu được truyền đi, điều này làm tốn thêm vài mili giây trong thời gian tải của ứng dụng web, thêm vào đó là tiêu tốn bộ nhớ của cả máy khách và máy chủ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không cần quá lo lắng. Hiện nay đã có những công nghệ giúp giảm thiểu tối đa độ trễ của quá trình TLS diễn ra.
- Một trong số đó phải kể đến TLS False Start, giúp đẩy nhanh tiến độ truyền dữ liệu giữa máy khách và máy chủ, trước cả quá trình TLS bắt đầu.
- Tiếp đến là công nghệ tăng tốc TLS Session Resumption, tối ưu và đơn giản hóa quá trình làm quen với nhau giữa máy khách và máy chủ nếu cả hai đã từng có kết nối trước đây.
Chính những công nghệ cải tiến này đã giúp cho giao thức TLS có thể đảm bảo được tốc độ và không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến thời gian tải. Chi phí đối với các dịch vụ này cũng sẽ không tốn quá nhiều ngân sách để có thể bảo mật trình duyệt tốt hơn theo tiêu chuẩn hiện nay.
TLS 1.3 – phiên bản được phát hành vào năm 2018 thậm chí còn có tốc độ tải nhanh hơn. Quá trình hoạt động diễn ra trong phiên bản TLS 1.3 chỉ cần trải qua một lần trao đổi qua lại 2 chiều thay vì 2 lần như các phiên bản thông thường. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể rút ngắn quá trình trong vài mili giây.
Hơn thế nữa, nếu bạn đã từng kết nối với trang web đó trước đây, quá trình bắt tay của TLS sẽ không cần trao đổi thêm bất kỳ lần nào và khiến cho quá trình diễn ra nhanh hơn nữa.
Lợi ích của TLS đối với doanh nghiệp
TLS không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp mà còn xây dựng được lòng tin của khách hàng về các thông tin được lưu trữ. Sau đây GCS Vietnam sẽ đi vào sâu hơn các lợi ích chi tiết của TLS:
Bảo mật an toàn cho dữ liệu
TLS thực hiện mã hóa luồng thông tin giữa máy khách và máy chủ doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc là ngay cả khi kẻ xấu tác động đến việc kết nối đường truyền, chúng cũng không thể giải mã được hoàn toàn dữ liệu đang được bảo vệ.
Vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm lưu trữ và kết nối với các thông tin quan trọng của đối tác khách hàng, báo cáo về tài chính và dữ liệu độc quyền nội bộ trong công ty.
Củng cố niềm tin của khách hàng
Điều này đặc biệt quan trọng và thiết thực khi khách hàng có thể thấy an tâm khi xuất hiện ổ khóa màu xanh lá cây hoặc thông báo về “kết nối an toàn”ngay trong trang web của doanh nghiệp truy cập. Họ sẽ hiểu rằng kết nối đó sẽ được đảm bảo an toàn và dữ liệu sẽ được bảo vệ bằng các lớp mã hóa đặc biệt.
Chính vì lẽ đó, chứng chỉ TLS chính là công cụ hỗ trợ xây dựng lòng tin khách hàng hiệu quả, đồng thời khuyến khích khách hàng tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn, ví dụ như lượng đặt hàng mua sắm online sẽ cải thiện đáng kể. Không những vậy, họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi cung cấp thông tin cá nhân của mình.
Tuân thủ quy định, chính sách chặt chẽ
Đối với một số ngành nghề nhạy cảm như giáo dục hay sức khỏe hoặc cần bảo mật thông tin chặt chẽ, TLS sẽ đảm nhận tốt vai trò tuân thủ quy định về bảo mật dữ liệu. Ngoài ra, TLS sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu phức tạp đó bằng cách cung cấp các phương pháp bảo mật an toàn gần như 99.9% cho việc kết nối dữ liệu trên nhiều trình duyệt khác nhau.
Cải thiện uy tín thương hiệu
Doanh nghiệp có thể tận dụng phương pháp chứng chỉ TLS để chủ động bảo vệ dữ liệu của khách hàng, từ đó công chúng cũng sẽ tin tưởng và hình ảnh thương hiệu cũng sẽ được phổ biến rộng rãi.
Những đánh giá cao của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ tin cậy và lựa chọn của công chúng trong thị trường nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay.
Giảm thiểu tối đa rủi ro mất dữ liệu
Như chúng ta đã biết, hiện nay có nhiều phần mềm độc hại và tội phạm mạng hoạt động khắp nơi và doanh nghiệp nào cũng đều có thể trở thành nạn nhân của các chiêu trò này. TLS sẽ giúp giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Ngoài ra, những vi phạm dữ liệu có thể gây ra thiệt hại lớn về nguồn tài chính cũng như uy tín doanh nghiệp.
Bằng việc sử dụng các lớp bảo mật an toàn, TLS sẽ hỗ trợ ngăn chặn những kẻ xấu này hoạt động trên các trang trình duyệt của doanh nghiệp và bảo vệ an toàn cho dữ liệu.
Tối ưu hiệu suất trang web
Doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng quá nhiều về các phiên bản mới của TLS. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã cải thiện đáng kể tốc độ thiết lập cũng như tải trang của các version mới của TLS. Hơn thế nữa, còn có thêm những công cụ hỗ trợ TLS khác giúp tăng tốc độ kết nối.
Như vậy, TLS chính là công cụ cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động trực tuyến. Bằng cách thiết lập TLS, doanh nghiệp sẽ có thể hạn chế tối đa các rủi ro về dữ liệu cũng như củng cố lòng tin của khách hàng, tuân thủ quy định bảo mật chặt chẽ.
Làm thế nào để triển khai TLS?
Sau khi đã biết về các tính năng cũng như lợi ích của TLS, vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể triển khai chứng chỉ TLS trên website:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng chứng chỉ TLS
Đầu tiên, doanh nghiệp cần kiểm tra xem trang web đã có chứng chỉ TLS hay chưa. Để thực hiện, bạn có thể truy cập vào trang web hiện tại của doanh nghiệp và xem biểu tượng ổ khóa màu xanh lá bên cạnh trình duyệt (thanh URL) đã xuất hiện hay chưa hoặc đã có thông báo về “Kết nối an toàn” chưa.
Nếu như trang web của doanh nghiệp vẫn chưa có chứng chỉ TLS, quản trị viên trang web hoặc bộ phận quản lý web cần mua chứng chỉ từ nhà cung cấp dịch vụ chứng chỉ uy tín, chất lượng. Một trong những nhà cung cấp uy tín mà bạn có thể tham khảo là HVN Group. Tại đây, bạn có thể tham khảo như chứng chỉ DV, OV, Wildcard.. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn quy trình từ lúc mua đến lúc đăng ký, thiết lập chứng chỉ.
Bước 2: Cấu hình máy chủ website
Khi đã có được chứng chỉ TLS, doanh nghiệp cần cấu hình máy chủ web để có thể sử dụng. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ Hosting mà bạn đã đăng ký cũng như phần mềm máy chủ web mà doanh nghiệp sử dụng.
Về tổng quan, bạn sẽ cần phải truy cập vào bảng điều khiển quản trị hosting của doanh nghiệp hoặc tệp được cấu hình bởi máy chủ web, sau đó cài đặt chứng chỉ. Khi các bạn đăng ký với HVN Group, sẽ có chuyên gia hướng dẫn chi tiết cho bạn về cách thực hiện cấu hình này.
Bước 3: Bật giao thức HTTPS
Tiếp theo, bạn cần bật HTTPS cho toàn bộ website để đảm bảo rằng tất cả lưu lượng truy cập vào website doanh nghiệp sẽ được mã hóa.
Để thực hiện việc này, bạn sẽ phải sửa đổi tệp cấu hình có các mã lập trình máy chủ web để chuyển hướng tất cả từ HTTP sang HTTPS. Doanh nghiệp cũng sẽ được nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ giai đoạn này để thuận lợi hoàn tất sử dụng giao thức TLS.
Bước 4: Kiểm tra lại các công đoạn thiết lập hoạt động
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn cần kiểm tra lại để đảm bảo rằng TLS đã được thiết lập và triển khai thuận lợi, hoạt động tốt trên trang web của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm tra chứng chỉ TLS và xem trang web của mình đang sử dụng HTTPS hay chưa.
Bước 5: Cài đặt tự động gia hạn chứng chỉ
Một số bên cung cấp chứng chỉ dịch vụ TLS sẽ cho phép tính năng tự động gia hạn và thanh toán. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể lựa chọn có cho phép tính năng này hay không.
Việc gia hạn này sẽ giúp doanh nghiệp tránh bị gián đoạn dịch vụ và có thể tự động gia hạn mà không cần mất quá nhiều thời gian.
Phân biệt giữa TLS và SSL chi tiết
Nhìn chung, TLS và SSL đều là các giao thức bảo mật được sử dụng nhằm mã hóa dữ liệu thông tin trang web. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm khác biệt sau đây:
Yếu tố | SSL | TLS |
---|---|---|
Thời điểm ra đời | Giữa năm 1990 | Phát hành năm 1999 |
Chức năng | Mã hóa các thông tin dữ liệu trên Internet | Mã hóa dữ liệu, nâng cấp bảo mật cho SSL |
Các phiên bản | Phiên bản SSL 2.0 và 3.0 kém bảo mật, SSL 3.1 an toàn hơn nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu | TLS 1.0 và 1.1 hiện nay không còn phổ biến. TLS 1.2 và 1.3 có các tính năng mạnh mẽ hơn. |
Tiêu chuẩn | Không còn đạt được tiêu chuẩn chính thức cho chính sách bảo mật hiện nay | Được IETF duy trì và cập nhật tiêu chuẩn |
Ưu điểm | Là công cụ tiên phong trong việc mã hóa dữ liệu | Là công cụ kế nhiệm nên có nhiều sự phát triển hơn về chế độ bảo mật và vá lỗ hổng. |
Nhược điểm | Tính năng và hiệu suất đã khá lỗi thời và có thể không an toàn | Phiên bản cũ còn nhiều hạn chế |
Tóm lại, chứng chỉ TLS chính là công cụ kế nhiệm an toàn các tính năng của SSL. Từ đó phát triển các tính năng vượt trội và đảm bảo dữ liệu được an toàn hơn trong việc kết nối trình duyệt.
Do có các lỗ hổng bảo mật xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng SSL, nên các trình duyệt web hiện nay đã không còn phổ biến việc hỗ trợ phiên bản cũ hơn của SSL. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng TLS để yên tâm hơn về việc bảo mật dữ liệu.
Ứng dụng phổ biến của TLS hiện nay
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng chỉ TLS để ứng dụng trong các công việc, lĩnh vực đa dạng. Chúng ta cùng nhìn vào một số ví dụ về ứng dụng của TLS dưới đây nhé.
Truy cập vào trang web
Hầu như các trang web hiện nay đều đã được thiết lập chứng chỉ TLS để sử dụng tính năng mã hóa các luồng thông tin chặt chẽ giữa trình duyệt và máy chủ web.
Như vậy, doanh nghiệp có thể bảo vệ các thông tin quan trọng được lưu trữ trên trang web, ví dụ như thông tin đăng nhập, thông tin thanh toán và thông tin cá nhân của doanh nghiệp cũng như khách hàng.
Các trang thương mại điện tử
Đông đảo người dùng hiện nay đang ưa chuộng những giao dịch mua sắm trực tuyến vì tính tiện lợi, nhanh chóng. TLS chính là dịch vụ cần thiết cho các trang thương mại điện tử. Nó giúp đảm bảo an toàn cho các trang giao dịch trực tuyến bằng việc mã hóa các thông tin chi tiết về việc thanh toán cũng như thông tin tài khoản ngân hàng.
Từ đó doanh nghiệp có thể cải thiện lòng tin khách hàng cũng như gia tăng tỷ lệ mua hàng của công chúng khi tham khảo sản phẩm, dịch vụ trên trang web doanh nghiệp.
Các ngân hàng trực tuyến
Như chúng ta đã biết, các giao dịch ngân hàng cần có mức độ bảo mật vô cùng cao vì nếu rò rỉ dữ và vi phạm thì sẽ khiến cho tài sản doanh nghiệp cũng như khách hàng trở nên nguy hiểm. Trong trường hợp này, TLS được sử dụng để mã hóa thông tin liên lạc giữa thiết bị của người dùng và của ngân hàng, nhằm đảm bảo toàn vẹn thông tin tài chính quan trọng.
Mã hóa Email
Ngoài ra, TLS cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc mã hóa Email, giúp ngăn chặn kẻ xấu có thể đọc trộm Email của người dùng, đặc biệt đối với những email có chứa thông tin quan trọng.
Bảo mật các truy cập từ xa
Không những vậy, TLS được sử dụng để bảo mật tốt hơn các truy cập trực tuyến từ xa khi nhân viên phải làm online, không thể đến được văn phòng. TLS cho phép nhân viên yên tâm làm việc an toàn, đảm bảo truy cập các dữ liệu nội bộ công ty.
Các ứng dụng nhắn tin
Người dùng thường lo lắng rằng các ứng dụng nhắn tin sẽ không đủ an toàn để chia sẻ dữ liệu cũng như sẽ bị đánh cắp dữ liệu ngầm. Trong trường hợp này, TLS được ứng dụng trong các nền tảng nhắn tin yêu cầu mức độ bảo mật an toàn cao, như VPN, VoIP và các phần mềm trò chuyện trực tuyến hiện nay cũng đã đang phát triển nhiều hơn các phương thức bảo mật hiện đại.
Lời kết
Như vậy, người dùng doanh nghiệp về tầm quan trọng của TLS là gì, có thể ứng dụng như thế nào. Hãy bắt đầu bảo vệ website doanh nghiệp ngay hôm nay với TLS. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có thêm những thắc mắc và cần sự hỗ trợ tư vấn dịch vụ, hãy liên hệ ngay GCS Technology Vietnam với cách nhắn thông tin qua LiveChat dưới bài viết để được giải đáp cụ thể chi tiết ngay.
Hướng dẫn cách xóa lịch sử tìm kiếm trên Google