Khám phá phần mềm quản lý thiết bị di động Mobile Device Management (MDM)
Quản lý thiết bị di động MDM là gì?
Quản lý thiết bị di động, tên tiếng anh là Mobile Device Management (MDM), là quy trình quản lý tất cả mọi thứ về một thiết bị di động. MDM bao gồm việc lưu trữ thông tin về thiết bị di động, quyết định ứng dụng nào được cài đặt trên thiết bị, định vị và bảo vệ khi bị mất hoặc lấy cắp.
Thiết bị di động thuộc quyền sở hữu của cả cá nhân và doanh nghiệp được sử dụng để truy cập hoặc tương tác với dữ liệu của công ty. Với một số doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển dần sang sử dụng dữ liệu đám mây, sử dụng phần mềm quản lý thiết bị di động góp phần thay thế máy tính để bàn thông thường.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm quản lý thiết bị di động tiện lợi, dễ dàng mang theo và bảo đảm công việc được thực hiện mọi lúc mọi nơi.
Tại sao nên triển khai quản lý thiết bị di động MDM?
Phần mềm quản lý thiết bị di động (MDM) cần được doanh nghiệp triển khai sớm vì những lợi ích nó đem lại:
- Dễ dàng triển khai: các phần mềm quản lý thiết bị di động (MDM) có thể được triển khai tại chỗ hoặc trong môi trường đám mây riêng hay công cộng. Nó mang tới cho doanh nghiệp sự tiện lợi trong việc lựa chọn phương thức triển khai đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
- Giải pháp tích hợp: MDM có thể tích hợp liền mạch với help desk ticket, phần mềm phát triển ứng dụng và nhiều giải pháp khác cho doanh nghiệp.
- Quản lý nhiều thiết bị đồng thời: Quản lý thiết bị di động đơn giản như iOS, Android, Windows,… cũng như đa dạng các loại thiết bị như máy tính bảng, laptop và điện thoại thông minh.
Lợi ích khi triển khai Google MDM là gì?
Google Mobile Device Management là một phần mềm quản lý thiết bị di động được phát triển bởi Google. Sử dụng phần mềm này giúp bạn có thể định được cấu trúc cài đặt thiết bị theo đơn vị tổ chức.
Bên cạnh đó, nó cũng kiểm soát những thiết bị nào có thể kết nối với dữ liệu Google Workspace của người dùng cuối. Nếu tính năng kiểm tra ứng dụng được bật, quản trị viên sẽ có thể xem tất cả các ứng dụng được cài đặt trên thiết bị Android.
Ngoài ra, phần mềm quản lý thiết bị di động (Google MDM) còn mang lại một số những ưu điểm vượt trội sau:
- Tiết kiệm nhiều thời gian: Bằng việc tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, bạn sẽ tiết kiệm được lượng thời gian đáng kể. Cụ thể, bạn có thể tự động hóa cấu hình cài đặt wifi trên thiết bị hoặc yêu cầu người dùng cài đặt các ứng dụng nhất định.
- Nâng cao hiệu quả làm việc: Nhờ sử dụng kết hợp các chính sách như đưa vào danh sách đen các ứng dụng phi doanh nghiệp trong giờ làm việc, nhân viên sẽ đảm bảo tập trung tối đa, giúp năng suất được cải thiện.
- Đạt được tiêu chuẩn tuân thủ: Đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ phức tạp chỉ trong vài cú nhấp chuột.
- Tăng cường bảo mật: Các thiết bị di động của công ty được bảo vệ và ngăn không cho chia sẻ hoặc lưu trữ trên dịch vụ các bên thứ ba.
- Quản lý từ xa: Quản lý trên các thiết bị OTA mà không cần yêu cầu bất kỳ can thiệp nào từ người dùng và không làm ảnh hưởng tới năng suất làm việc.
Phần mềm quản lý thiết bị di động Google MDM tương thích trên thiết bị nào?
MDM tương thích trên hầu hết các thiết bị:
- Android kết nối nguyên bản với tài khoản người dùng Google Workspace bằng Android Sync.
- Các thiết bị di động iOS của Apple kết nối qua giao thức web bằng cách sử dụng iOS Sync.
- Các thiết bị BlackBerry 10, iOS, Windows Phone & Di động có thể kết nối qua Google Sync.
Phần mềm Quản lý thiết bị di động Mobile Device Management
Hệ điều hành Android
MDM nâng cao yêu cầu cài đặt ứng dụng Chính sách thiết bị trên thiết bị. Bên cạnh đó, bảng điều khiển dành cho quản trị viên có thể thực thi tải xuống ứng dụng Device Policy. Từ đó, người dùng mới được yêu cầu tải xuống ứng dụng Device Policy để đồng bộ hóa dữ liệu của công ty với thiết bị. Còn những người dùng hiện tại đã đồng bộ hóa dữ liệu công ty sẽ được yêu cầu tải xuống ứng dụng Device Policy trong lần thử đồng bộ hóa tiếp theo của họ.
Có hai cách để quản lý thiết bị Android từ xa hiệu quả:
- Cách 1: Quản lý thiết bị của bạn bằng Find My Device
- Cách 2: Nếu thiết bị của bạn đã cài đặt phần mềm Quản lý thiết bị di động Google Device Policy, bạn có thể đăng nhập vào trang My Devices.
Quản lý thiết bị di động từ xa cho phép người dùng có thể:
- Đặt lại mã PIN
- Cài chuông
- Khóa thiết bị
- Xóa thiết bị
- Hệ điều hành iOS
Bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý thiết bị di động iOS bằng Push Certificate:
- Bất kỳ ai trong miền đều có thể sử dụng Google Workspace trên thiết bị iOS theo mặc định.
- Cần thực thi chính sách nâng cao của đồng bộ hóa iOS sẽ yêu cầu quản trị viên tạo Apple Push Certificate và tải xuống PC, sau đó tải nó lên Admin Console.
- Cấu hình Google Workspace sẽ chỉ có hiệu lực sau khi người dùng đã cài đặt cấu hình Device Policy trên thiết bị của họ.
- Chứng chỉ này sử dụng Apple Push Notification Service để thiết lập kết nối đáng tin cậy giữa các thiết bị di động của Apple và miền Google Workspace.
- Chứng chỉ phải được gia hạn hàng năm nếu không quá trình đồng bộ hóa sẽ thất bại.
Để cài đặt chứng chỉ App Push Certificate, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:
- Bước 1: Quản trị viên tải xuống tệp .csr từ Admin Console.
- Bước 2: Quản trị viên tải tệp .csr lên Apple và đăng nhập bằng ID Apple của chính mình.
- Bước 3: Apple sẽ sử dụng tệp .csr để tạo chứng chỉ và cung cấp tệp quyền (.pem) để Quản trị viên tải xuống.
- Bước 4: Quản trị viên tải lại tệp .pem vào Admin Console.
Tổng kết
Trên đây là thông tin chi tiết về phần mềm quản lý thiết bị di động Mobile Device Management (MDM). Nếu bạn muốn quan tâm tới các dịch vụ Google Workspace, hãy nhấc máy lên và gọi tới số Hotline: 024.9999.7777 hoặc để lại thông tin ở trang liên hệ sẽ được đội ngũ CSKH hiểu rõ tình trạng và đưa ra lời tư vấn gói dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp của bạn.