Firebase là gì? Công Cụ Lập Trình Không Cần Backend từ Google

Hệ thống nền tảng của Google ngày càng phát triển, trong đó có Firebase là giải pháp lập trình không cần Backend. Tìm hiểu ngay

Một trong những nền tảng hỗ trợ lập trình viên trong quá trình phát triển ứng dụng di động và ứng dụng web chính là Firebase. Tuy nhiên, hiện nay cũng có rất nhiều người vẫn chưa thể khai thác tối đa nền tảng này trong quá trình làm việc. Chính vì thế bài viết này của GCS.VN sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về Firebase là gì? và từ đó giúp người dùng có thể sử dụng Firebase hiệu quả hơn. 

Tìm hiểu Firebase là gì?

Hai câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất chính là Firebase dùng để làm gì? và Firebase là nền tảng như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp qua những chia sẻ dưới đây:

Firebase là một nền tảng phát triển ứng dụng web và di động được cung cấp bởi Google. Nó cung cấp các công cụ và dịch vụ để giúp các nhà phát triển, người lập trình xây dựng và triển khai ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Firebase còn được hiểu đơn giản là một dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động dựa trên nền tảng đám mây Cloud kết hợp với hệ thống máy chủ mạnh mẽ tới từ Google. 

Chính vì thế, Firebase cũng được tích hợp chặt chẽ với các sản phẩm khác của Google, như Google Cloud Platform và Google Analytics, giúp đơn giản hóa quá trình phát triển cũng như triển khai ứng dụng.

điểm-manh-cua-firebase-la-gi (1)

Những tính năng của Firebase là gì?

Để có thể trở thành một nền tảng phát triển ứng dụng web và ứng dụng di động hàng đầu hiện nay, Firebase đã đem tới những trải nghiệm hoàn hảo với nhiều tính năng đa dạng trong quá trình sử dụng. Một số những tính năng của Firebase bao gồm:

Real - Time Database

Đây là một cơ sở dữ liệu thời gian thực trên nền tảng đám mây được cung cấp bởi Google Firebase. Nó cho phép các ứng dụng web và di động tương tác với cùng một cơ sở dữ liệu trên nhiều thiết bị, đồng thời cập nhật dữ liệu thời gian thực.

Firebase Realtime Database là một công cụ mạnh mẽ để xây dựng các ứng dụng cần đồng bộ hóa dữ liệu thời gian thực, chẳng hạn như các ứng dụng chat, game đa người chơi, ứng dụng theo dõi vị trí và các ứng dụng đòi hỏi tính tương tác cao giữa người dùng cùng dữ liệu. Trong trường hợp thiết bị của bạn đang ngoại tuyến, chúng sẽ sử dụng tới bộ nhớ của máy và tiến hành tự động đồng bộ lên server một khi thiết bị online.

Authentication

Authentication là một dịch vụ xác thực thông tin người dùng được cung cấp bởi Google Firebase. Nó cho phép các nhà phát triển xác thực người dùng trong ứng dụng của họ thông qua các phương thức khác nhau như email/mật khẩu, đăng nhập bằng tài khoản Google, Facebook, Twitter, GitHub cũng như nhiều hơn nữa.

Firebase Authentication cũng cung cấp các tính năng bảo mật như xác thực hai yếu tố và quản lý phiên đăng nhập để đảm bảo rằng chỉ có người dùng được ủy quyền mới có thể truy cập vào các tài nguyên cũng như dịch vụ của ứng dụng. Nhờ Authentication bạn có thể giảm thời gian và chi phí trong quá trình phát triển ứng dụng xác thực người dùng, đồng thời cung cấp tính năng bảo mật mạnh mẽ giữ cho dữ liệu và tài khoản người dùng luôn luôn được an toàn.

Firebase Cloud Messaging

Firebase Cloud Messaging (FCM) là một dịch vụ thông báo đẩy trên nền tảng đám mây của Firebase. FCM cho phép người dùng gửi thông báo đẩy đến các thiết bị Android, iOS và trang web, cũng như đảm bảo rằng các thông báo đó được gửi đến đúng thiết bị, đúng người dùng.

FCM là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà phát triển ứng dụng trong việc tạo và quản lý thông báo đẩy, đặc biệt là khi muốn thông báo cho người dùng về những tin tức mới nhất, các sản phẩm cập nhật, hoặc thông báo quan trọng liên quan đến lịch trình hoạt động của ứng dụng.

Firebase Database Query

Firebase Realtime Database cho phép người sử dụng có thể truy xuất và tìm kiếm dữ liệu trong cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng các truy vấn (query) khác nhau. Tuy nhiên, việc thiết lập ngôn ngữ query tương đối phức tạp. Cho nên để làm được điều này bạn cần phải xây dựng một database chính xác.

Remote Config

tính năng của firebase (1)

Remote Config là một tiện ích của Firebase cho phép người dùng có thể cập nhật cấu hình và nội dung của ứng dụng từ xa mà không cần phải phát hành một phiên bản mới của ứng dụng. Với Firebase Remote Config, các nhà phát triển có thể thay đổi các giá trị cấu hình, nội dung, chế độ xem,… của ứng dụng một cách linh hoạt và nhanh chóng, mà không cần người dùng phải tải xuống hay cài đặt phiên bản mới cho ứng dụng.

Hosting

Firebase Hosting cho phép các nhà phát triển ứng dụng web lưu trữ và chia sẻ nội dung trên nền tảng đám mây của Google, đồng thời cung cấp các tính năng như HTTPS, SSL, và CDN để giúp tăng tốc độ cũng như bảo mật cho ứng dụng được tốt hơn. Ngoài ra, Hosting cũng tích hợp tốt với các dịch vụ khác của Firebase, như Realtime Database, Authentication giúp các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng web đa nền tảng và đa chức năng hơn.

Điểm mạnh của Firebase là gì? Lợi ích của việc sử dụng Firebase

Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người dùng ưa chuộng và hài lòng khi sử dụng nền tải Firebase. Đơn giản vì đây là một công cụ hữu hiệu sở hữu những lợi ích sau đây:

  • Tính linh hoạt: Firebase cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích khác nhau để giúp các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng web và di động linh hoạt và đa dạng, bao gồm cơ sở dữ liệu thời gian thực, xác thực người dùng, thông báo đẩy, lưu trữ đám mây và nhiều hơn thế nữa.
  • Tính đa nền tảng: Firebase hỗ trợ phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm iOS, Android, web và cả Unity game engine.
  • Tính tiết kiệm thời gian: Firebase cung cấp các tính năng và dịch vụ đã được xây dựng sẵn, giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí phát triển ứng dụng, và cho phép các nhà phát triển tập trung vào việc phát triển các tính năng chính trên ứng dụng của mình.
  • Tính bảo mật: Firebase tích hợp thêm các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu của người dùng, bao gồm xác thực người dùng, mật khẩu bảo vệ, xác thực hai yếu tố và quản lý phiên đăng nhập.

Firebase có điểm yếu gì?

Ngoài những điểm mạnh kể trên, Firebase cũng có một số điểm yếu, điểm hạn chế mà bạn cần lưu ý:

  • Firebase có giới hạn về lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là với các ứng dụng có lượng truy cập lớn. Nếu ứng dụng của bạn có nhu cầu lưu trữ lớn và phức tạp, thì cần phải sử dụng các giải pháp lưu trữ khác như Amazon S3 hay Google Cloud Storage để hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tốt hơn.
  • Firebase cung cấp các tính năng và công cụ có sẵn để xây dựng ứng dụng. Tuy nhiên, mức độ tùy chỉnh lại tương đối giới hạn so với các giải pháp khác.
  • Đây là nền tảng được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, như bất kỳ nền tảng đám mây nào khác, nó cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến lỗi bảo mật dữ liệu. Vì vậy khi sử dụng Firebase cần phải tuân thủ các quy định bảo mật và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ tốt nhất có thể.
  • Firebase hoạt động dựa trên đám mây. Do đó, ứng dụng của người dùng sẽ phụ thuộc vào Internet để có thể hoạt động. Nếu kết nối Internet yếu hoặc mất kết nối, ứng dụng đó có thể gặp khó khăn trong việc truy cập và xử lý dữ liệu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu suất của ứng dụng.
  • Nền tảng này cung cấp một số dịch vụ miễn phí. Tuy nhiên, khi sử dụng các tính năng và công cụ nâng cao, bạn có thể phải trả thêm phí. Chi phí sử dụng Firebase có thể tăng lên nhanh chóng khi ứng dụng của bạn phát triển và có số lượng người dùng lớn.

Cách thức hoạt động của Firebase

tinh nang cua firebase

Một trong số những thông tin quan trọng ngoài việc tìm hiểu Firebase là gì? chính là cách thức hoạt động của Firebase. Sau đây là cách thức vận hành của nền tảng này:

  • Lưu trữ dữ liệu: Firebase cung cấp một cơ sở dữ liệu thời gian thực (Realtime Database) để lưu trữ dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này sử dụng kiến trúc NoSQL, cho phép lưu trữ dữ liệu dưới dạng cây JSON. Nền tảng này cũng cung cấp dịch vụ lưu trữ tệp tin (Firebase Storage) cho phép lưu trữ các tệp tin như hình ảnh, video và tài liệu.
  • Xử lý truy vấn: Firebase cung cấp các API cho phép xử lý truy vấn dữ liệu trên cơ sở dữ liệu Realtime Database và Firestore. Người dùng có thể tạo các truy vấn để truy xuất dữ liệu theo các tiêu chí như giá trị của thuộc tính, trường hay sắp xếp theo thứ tự.
  • Xác thực người dùng: Nền tảng này cung cấp dịch vụ xác thực người dùng cho phép người dùng đăng nhập vào ứng dụng của bạn bằng nhiều phương thức. Đồng thời cũng cung cấp cơ chế phân quyền để giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu của người dùng.
  • Gửi thông báo đẩy: Firebase cung cấp dịch vụ gửi thông báo đẩy cho phép bạn gửi thông báo đến người dùng của ứng dụng mà không cần phải có số điện thoại hoặc email của họ. Điều này giúp người dùng có thể nhận được thông báo khi có hoạt động mới trên ứng dụng.

So sánh Firebase với các nền tảng khác

Đến với bài viết Firebase là gì? của GCS.VN, để có thể hiểu rõ hơn công cụ này, việc so sánh Firebase với các nền tảng khác là điều cần thiết. Sau đây là những điểm khác biệt giữa Firebase, Firestore và Google Cloud.

Firebase và Firestore có điểm gì khác nhau?

Firestore vs firebase

Firebase và Firestore đều là các dịch vụ cơ sở dữ liệu của Google Firebase. Tuy nhiên, hai nền tảng này vẫn có những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:

Tiêu chí Firebase Firestore
Cấu trúc dữ liệu Lưu trữ dữ liệu dưới dạng cây (tree), dạng JSON. Lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu (document-oriented).
Khả năng truy vấn dữ liệu Kém linh hoạt hơn Linh hoạt hơn với các tính năng như tìm kiếm, lọc, sắp xếp kết quả truy vấn.
Độ tin cậy Giải pháp cho một khu vực duy nhất Giải pháp đa khu vực có sẵn
Hiệu suất Xử lý các truy vấn nhỏ hơn và có hiệu suất kém hơn. Firestore có thể xử lý các truy vấn lớn hơn và có hiệu suất tốt hơn trong môi trường với nhiều người dùng truy cập cùng lúc.
Khả năng mở rộng Mở rộng quy mô yêu cầu một quy trình phức tạp hơn. Giới hạn mở rộng 200.000 kết nối và 1000 lần ghi/ giây ở mọi cơ sở dữ liệu đơn lẻ. Mở rộng quy mô đơn giản, dễ dàng được thực hiện tự động. Giới hạn mở rộng 1.000.000 kết nối và 10.000 lần ghi/ giây.
Dễ vận hành Tương đối khó khăn trong quá trình sử dụng. Dễ dàng sử dụng hơn.
Chi phí Thấp hơn Cao hơn

So sánh Firebase và Google Cloud

Ngoài so sánh những điểm khác biệt giữa Firebase và Firestore, bài viết về Firebase là gì? cũng sẽ đưa ra bảng so sánh giữa Firebase và một nền tảng khác. Đó chính là Google Cloud. Sau đây là bảng so sánh của hai công cụ đến từ Google này:

Tiêu chí Firebase Google Cloud
Mục đích sử dụng Firebase được thiết kế để hỗ trợ phát triển ứng dụng. Google Cloud được thiết kế để cung cấp các giải pháp đám mây cho doanh nghiệp.
Tính linh hoạt Cung cấp cho người dùng những tính năng và công cụ để phát triển các ứng dụng web và di động một cách dễ dàng, linh hoạt hơn. Cung cấp những giải pháp đám mây linh hoạt cho các doanh nghiệp.
Tính dễ sử dụng Cung cấp các công cụ và tài nguyên phong phú để giúp các nhà phát triển sử dụng dịch vụ của nó một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc sử dụng tương đối phức tạp, đòi hỏi người dùng có kiến thức kỹ thuật để sử dụng.
Khả năng tiết kiệm thời gian Firebase cung cấp các tính năng và dịch vụ đã được xây dựng sẵn, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí phát triển ứng dụng Google Cloud cung cấp các công cụ để triển khai và quản lý các ứng dụng trên nền tảng đám mây và có thể đòi hỏi một số thời gian cũng như kiến thức để sử dụng.
Tính khả dụng Tính khả dụng cao. Tính khả dụng cao hơn do được thiết kế để cung cấp các giải pháp đám mây cho doanh nghiệp.
Chi phí Firebase cung cấp một số tính năng miễn phí và có các gói giá cả phù hợp cho các nhà phát triển ứng dụng Google Cloud có chi phí cao hơn và phù hợp cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các giải pháp đám mây phức tạp hơn

Tóm lại, Firebase, Google Cloud và Firestore đều là những dịch vụ hữu ích mà Google đem tới. Tuy nhiên, từng nền tảng sẽ có mục đích và tính năng khác nhau. Firebase được thiết kế để hỗ trợ phát triển ứng dụng, cung cấp các tính năng và công cụ để phát triển các ứng dụng web cũng như di động một cách nhanh chóng dễ dàng. Trong khi Google Cloud được thiết kế để cung cấp các giải pháp đám mây cho doanh nghiệp và Firestore là một cơ sở dữ liệu NoSQL. 

Cả 3 đều có tính khả dụng cao và có các gói giá cả khác nhau cho nên người dùng cần cân nhắc lựa chọn thật kỹ gói dịch vụ phù hợp với bản thân mình.

Hướng dẫn sử dụng Firebase

gia-cua-firebase (2)

Firebase là một nền tảng đến từ Google, cung cấp các dịch vụ để phát triển ứng dụng web và di động dễ dàng hơn. Ngoài việc tìm hiểu Firebase là gì?, hướng dẫn sử dụng Firebase đơn giản và hiệu quả cũng là điều được nhiều người vô cùng quan tâm. Sau đây là các bước nên nhớ khi sử dụng nền tảng này:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Firebase

Để đăng nhập sử dụng Firebase, bạn cần đăng ký tài khoản Firebase trên trang web của Firebase. Sau khi có tài khoản, bạn có thể tạo dự án Firebase mới hoặc liên kết với một dự án Firebase hiện có.

Bước 2: Thêm Firebase vào ứng dụng của bạn

Sau khi đăng nhập tài khoản Firebase, bạn cần thêm Firebase vào ứng dụng của mình.

  • Đối với Firebase cho ứng dụng web, bạn có thể thêm Firebase bằng cách thêm mã JavaScript vào trang HTML của mình. 
  • Đối với Firebase cho ứng dụng di động, bạn cần thêm thư viện Firebase vào mã nguồn trong ứng dụng của mình.

Bước 3: Sử dụng các dịch vụ Firebase

Như đã liệt kê bên trên, Firebase cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để phát triển ứng dụng, bao gồm:

  • Firebase Authentication: cung cấp các tính năng xác thực người dùng.
  • Firebase Realtime Database: cung cấp cơ sở dữ liệu thời gian thực để lưu trữ và đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị.
  • Firebase Cloud Firestore: cung cấp cơ sở dữ liệu NoSQL để lưu trữ và truy vấn dữ liệu.
  • Firebase Storage: cung cấp lưu trữ đám mây để lưu trữ các tệp tin của ứng dụng.
  • Firebase Hosting: cung cấp một nền tảng để triển khai ứng dụng web.
  • Firebase Cloud Functions: cung cấp các hàm điều khiển để xử lý các sự kiện và trả về kết quả bằng các chức năng điều khiển.

Bước 4: Điều chỉnh cấu hình Firebase

Bước 5: Kiểm tra và triển khai ứng dụng

Firebase cung cấp các công cụ để phát triển và kiểm tra ứng dụng bao gồm Firebase Console và Firebase CLI. 

  • Firebase Console cung cấp một giao diện web để quản lý dự án Firebase, kiểm tra và theo dõi hoạt động của ứng dụng, cấu hình các dịch vụ Firebase và nhiều hơn nữa. 
  • Firebase CLI là một công cụ dòng lệnh để triển khai và quản lý ứng dụng của bạn trên Firebase.

Firebase có tính phí không? Giá thành những dịch vụ của Firebase

Một câu hỏi khác ngoài thắc mắc Firebase là gì?, cũng được nhiều người tìm hiểu chính là Firebase có phí không? Hiện nay, Firebase cung cấp các gói giá cả khác nhau để phù hợp với nhu cầu sử dụng từng người dùng. Trong đó, bao gồm gói miễn phí, gói trả phí và gói doanh nghiệp.

Gói miễn phí

Gói miễn phí của Firebase cung cấp một số tính năng cơ bản và có giới hạn số lượng yêu cầu mỗi ngày. Gói miễn phí bao gồm:

  • Firebase Authentication: 10.000 lượt đăng nhập/ngày.

  • Firebase Realtime Database: lưu trữ dưới 1GB, băng thông 5GB/tháng.

  • Firebase Cloud Firestore: lưu trữ dưới 1GB, băng thông 50.000 lượt đọc/ngày và 20.000 lượt ghi/ngày.

  • Firebase Storage: lưu trữ dưới 5GB, băng thông 1GB/tháng.

  • Firebase Hosting: lưu trữ tối đa 1GB và băng thông 10GB/tháng.

Gói trả phí

Gói trả phí của Firebase cung cấp các tính năng đầy đủ và không giới hạn số lượng yêu cầu. Gói này có giá cả khác nhau tùy thuộc vào số lượng yêu cầu và dịch vụ sử dụng. Ví dụ, giá của Firebase Realtime Database bắt đầu từ $25/tháng cho 1GB lưu trữ và 10GB băng thông. Giá của Firebase Cloud Firestore bắt đầu từ $0.18 cho mỗi GB lưu trữ và $0.06 cho mỗi 100.000 lượt đọc/giây.

Gói doanh nghiệp

Ngoài các gói miễn phí và trả phí, Firebase cũng cung cấp gói doanh nghiệp để phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Firebase lớn hơn. Gói doanh nghiệp cung cấp các tính năng độc quyền và hỗ trợ tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ.

Các giải pháp có thể thay thế Firebase

firebase-dung-de-lam-gi

Không thể phủ nhận nền tảng Firebase có một vài những điểm hạn chế nhất định khiến người sử dụng chưa thực sự hài lòng. Vì thế nếu bạn không muốn sử dụng nền tảng này có thể tham khảo các giải pháp có thể thay thế Firebase được chia sẻ ngay sau đây:

  • Amazon Web Services (AWS): AWS là một nền tảng đám mây cung cấp các dịch vụ cho phát triển ứng dụng, bao gồm cả lưu trữ dữ liệu, xử lý truy vấn, xác thực người dùng, gửi thông báo đẩy và phân tích dữ liệu. AWS cung cấp các dịch vụ tương tự như Firebase, nhưng cho phép bạn có nhiều sự linh hoạt hơn trong việc tùy chỉnh và quản lý môi trường đám mây của bạn.
  • Google Cloud Platform (GCP): GCP cũng là một nền tảng đám mây cung cấp các dịch vụ cho phát triển ứng dụng. GCP có nhiều tính năng tương tự như Firebase, nhưng cũng cung cấp các dịch vụ nâng cao khác để giúp bạn phát triển ứng dụng một cách chuyên nghiệp hơn.
  • MongoDB: MongoDB là một hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL, cung cấp các tính năng như lưu trữ dữ liệu, xử lý truy vấn và phân tích dữ liệu. MongoDB cho phép bạn lưu trữ dữ liệu dưới dạng tài liệu JSON, tương tự như Firebase, nhưng cung cấp một cơ chế tìm kiếm phức tạp hơn và một số tính năng khác để giúp bạn quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh câu hỏi Firebase là gì? cũng như nhiều khía cạnh khác của nền tảng này mà GCS đã chia sẻ. Hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về Firebase. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ là cơ sở giúp bạn có thể tận dụng mọi tiện ích và sử dụng nền tảng này hiệu quả hơn.

Nếu đang muốn quản lý doanh nghiệp hiệu quả cũng như tối ưu hoá quy trình làm việc hãy liên hệ ngay số Hotline: 024.9999.7777 của GCS để đội ngũ tư vấn có thể lắng nghe cũng như hỗ trợ bạn tốt nhất!

Bài viết gần đây

0 0 Các bình chọn
Đánh giá
Đăng ký
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Đăng ký nhận tin tức hằng ngày

cách-quan-ly-thong-bao-email-bang-hiver

Cách quản lý thông báo Email bằng Hiver

Khi cài đặt Hiver thành công, việc nhận thông báo về những thư quan trọng vẫn chưa được quản lý. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết về Cách quản lý thông báo Email bằng Hiver.
hiver (1)2 (1)

Đối Tác Chính Thức Duy Nhất Của Hiver Tại Việt Nam

Hiện nay, Gmail là một công cụ hỗ trợ đắc lực mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Sẽ thật tuyệt vời nếu Gmail có thể hỗ trợ đa kênh, cộng tác dễ dàng hơn với đối tác cùng đồng nghiệp, tự động hoá mọi tác vụ, phân tích báo cáo một cách chuyên sâu,.. Đó không còn là một ước vọng quá xa xôi khi Hiver ra đời.

Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về Hiver cũng như đối tác của Hiver tại Việt Nam qua những thông tin chia sẻ của GCS dưới đây.

Hiver là gì?

loi-ich-cua-hiver

Hiver là một nền tảng mạnh mẽ cung cấp những giải pháp trong việc quản lý email cũng như helpdesk dựa trên Gmail. Nhờ có Hiver, mọi tổ chức và doanh nghiệp có thể tối ưu hoá quy trình làm việc đồng thời tăng cường sự gắn kết trong đội ngũ nhân sự.

Những tính năng như quản lý email, tự động hoá, phân tích báo cáo, hợp tác,.. đều được tích hợp trọn vẹn trong 4 lĩnh vực chính mà Hiver hỗ trợ, cụ thể:

  • Hiver for Customer Service: Hỗ trợ khách hàng thông qua email, xử lý những vấn đề mà khách hàng gặp phải ngay từ giao diện hộp thư đến của Gmail quen thuộc. 
  • Hiver for Finance Operations: Truy vấn sổ sách kế toán, cộng tác về hoá đơn, chứng từ,... nhằm mục đích đảm bảo mọi hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ. 
  • Hiver for People Operations: Cung cấp những câu trả lời chính xác cho các truy vấn liên quan đến chính sách của công ty, bảng lương nhân viên,...
  • Hiver for IT Operations: Cập nhật những vấn đề kỹ thuật mà nhân viên gặp phải, đưa ra yêu cầu hỗ trợ và giải pháp khắc phục kịp thời.

Đối tác chính thức duy nhất của Hiver tại Việt Nam

hvn-doi-tac-hiver-tai-viet-nam

Trải qua 6 năm phát triển, Hiver đã có hơn 2000 khách hàng trung thành đồng thời có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy nhiên, Hiver vẫn là một “khái niệm” còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Điều này càng được khẳng định khi hiện nay HVN Group là đối tác chính thức duy nhất của Hiver tại Việt Nam. 

GCS hiện đang cung cấp các giải pháp Email doanh nghiệp trên Google và thuộc thương hiệu con của HVN Group. Vậy nên việc kết hợp cộng tác Hiver là điều rất mong muốn của HVN và GCS. Từ đó hỗ trợ tất cả các khách hàng của mình đang sử dụng Google Workspace biết đến Hiver để tăng hiệu quả trong công việc của họ hơn. Hiện tại, khách hàng khi lựa chọn Hiver tại GCS sẽ 2 gói dịch vụ với mức giá cực kỳ ưu đãi. 

Giá để sử dụng Hiver

  • Gói Lite cơ bản với mức giá 15$/người dùng/tháng
  • Gói Pro cao cấp với mức giá 39$/người dùng/tháng cùng nhiều tính năng nổi bật hơn. 

Ngoài ra bạn có thể liên hệ trực tiếp với GCS Technology (Google Cloud Solutions) - một thương hiệu con của tập đoàn HVN Group  qua Hotline: 024.9999.7777 để được tư vấn cụ thể và cặn kẽ hơn. 

Triển khai Hiver tại GCS mang đến những điều gì cho người sử dụng?

Sự ra đời của Hiver đã giải quyết nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp khi hầu hết hiện nay các Helpdesk đều đắt tiền và quá trình sử dụng không hề đơn giản. Hiver đã giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình làm việc, tăng cường khả năng cộng tác giữa mọi nhân viên, nâng cao hiệu suất công việc đồng thời cải thiện trải nghiệm khách hàng. Và hơn hết việc triển khai Hiver đã biến Gmail trở thành một công cụ toàn năng:

Mọi kênh liên lạc đều gói gọn bên trong Gmail

Nhờ Hiver, việc quản lý giao tiếp trên tất cả các kênh bao gồm email, điện thoại, trò chuyện trực tiếp, WhatsApp với nhà cung cấp hay khách hàng đều được thực hiện ngay tại Gmail. Từ đó xây dựng cơ sở tri thức cả bên trong lẫn bên ngoài, thúc đẩy hoạt động tự phục vụ và chuyển hướng truy vấn.

hiver3

Nâng cao quá trình cộng tác trong tổ chức

Đơn giản chỉ bằng một thao tác "@" đề cập đến đồng nghiệp của bạn, note lại một ghi chú ngay bên cạnh chuỗi email là bạn có thể cộng tác về các truy vấn với bất kỳ thành viên nào trong tổ chức/ doanh nghiệp của mình.

Tự động hoá những tác vụ lặp đi lặp lại

Giờ đây dù làm ít nhưng bạn lại có thể hoàn thành được nhiều công việc hơn. Vì Hiver giúp cho bạn cùng đội nhóm có thể giản lược công việc nhàm chán, tiết kiệm thời gian và công sức bằng tính năng tự động hoá những tác vụ lặp đi lặp lại với các quy tắc có điều kiện. Chẳng hạn như tất cả mọi truy vấn liên quan đến một lỗi sản phẩm sẽ được tự động chỉ định cho một chuyên gia kỹ thuật cụ thể.

hiver4

Phân tích báo cáo một cách chuyên sâu hơn

Hiver hỗ trợ cải thiện hiệu suất công việc của đội nhóm bằng cách phân tích chuyên sâu những báo cáo cùng các số liệu chính. Từ đó, bạn có thể phát hiện những sự cố, những vấn đề nghiêm trọng để khắc phục kịp thời và nhanh chóng hơn.

Mọi công việc đều được thực hiện tại Gmail

Các công cụ phổ biến như WhatsApp, Asana, Slack, Salesforce,.. đều được tích hợp và được thực hiện tại Gmail một cách trọn vẹn. Chính vì thế Hiver đã khiến Gmail trở thành một nền tảng toàn diện có thể quản lý những tác vụ, các dự án và nhiều kênh hỗ trợ khách hàng khác nhau. Không chỉ gói gọn mọi kênh liên lạc, giờ đây bạn hoàn toàn có thể thực hiện mọi công việc ngay tại Gmail.

Phân quyền và giao việc dễ dàng ngay trên Gmail

hiver-5 (1)

Giờ đây việc phân quyền, giao nhiệm vụ và kiểm soát quá trình thực hiện nhiệm vụ đã trở nên dễ dàng hơn sau khi triển khai Hiver. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng chỉ định nhân sự giải đáp, phản hồi email của đối tác hay khách hàng. Điều này tránh được tình trạng bỏ sót email và khách hàng/ đối tác cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng hơn. 

Đặc biệt, báo cáo phân tích hiệu suất làm việc của từng cá nhân sẽ được tổng hợp lại. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp cho tổ chức có thể theo dõi, giám sát công việc của nhân sự một cách hiệu quả hơn.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ của GCS về đối tác của Hiver tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn tối ưu hoá hiệu suất làm việc đồng thời tăng cường sự cộng tác cho đội ngũ nhân sự, hãy liên hệ ngay GCS Technology - Google Cloud Solutions để trải nghiệm sự thay đổi cũng như hiệu quả mà nền tảng này mang đến. 

Bạn có thể kết nối trực tiếp với GCS qua số Hotline: 024.9999.7777 hoặc để lại thông tin ở phần Chatbox bên dưới. Đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi sẽ tư vấn đồng thời hỗ trợ triển khai Hiver nhanh chóng và toàn diện nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Scroll to Top