API Gateway là gì? Khám phá những lợi ích khi sử dụng API Gateway
Để phát triển ứng dụng hiện đại bền vững không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực tới từ API Gateway. Đây là một công cụ, là giải pháp quản lý API giúp đơn giản hoá một dịch vụ nhất định và giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể đổi mới nhanh chóng, trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên nếu như bạn vẫn chưa hiểu API Gateway là gì cũng như các lợi ích thiết thực của công cụ đắc lực này, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhất.
Tổng quan về API Gateway và cách nó hoạt động
API Gateway là gì?
Hẳn nhiều người vẫn còn khá xa lạ và chưa thực sự hiểu. Thực chất API Gateway là một dịch vụ quản lý và bảo vệ các API (Application Program Interface) được phát triển bởi các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud Platform,….
API Gateway cho phép các nhà phát triển xây dựng, triển khai và quản lý các API tập trung một cách dễ dàng, bảo mật và hiệu quả. Ngoài ra, dịch vụ này giúp tăng tính linh hoạt và hiệu quả của các hệ thống phần mềm đồng thời giảm thời gian cũng như chi phí phát triển, triển khai các ứng dụng phức tạp.
Những thành phần cơ bản của API Gateway
Ngoài thắc mắc API Gateway là gì, các thành phần của công cụ này cũng là điều mà nhiều người cực kỳ quan tâm. Sau đây là những thành phần chính như:
-
Bộ nhớ đệm (Caching)
-
Bảo mật (Security)
-
Quản lý hạn mức truy cập (Managing access quotas)
-
Thành phần và tiến trình API (API composition and processing)
-
Theo dõi tình trạng API (API health monitoring)
-
Định tuyến (Routing)
-
Lập phiên bản (Versioning)
Cách thức API Gateway hoạt động như thế nào?
API Gateway hoạt động như một lớp trung gian (middleware) giữa các ứng dụng khác nhau. Nó nhận yêu cầu từ các ứng dụng bên ngoài và định tuyến chúng đến các API phù hợp để xử lý yêu cầu đó. Để cho bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của API Gateway, hãy tham khảo những giai đoạn cụ thể sẽ được tiết lộ ngay bây giờ.
-
Bước 1: Nhận yêu cầu API: API Gateway nhận yêu cầu API từ các ứng dụng bên ngoài thông qua các giao thức như HTTP, RESTful.
-
Bước 2: Xác thực và kiểm soát truy cập: Kiểm tra xem người gửi yêu cầu đã được xác thực hay chưa. Nếu không, nó yêu cầu người gửi cung cấp thông tin đăng nhập hoặc token xác thực để xác thực người dùng và kiểm soát truy cập đến các API.
-
Bước 3: Định tuyến yêu cầu: Sau khi xác thực và kiểm soát truy cập, API Gateway sẽ định tuyến yêu cầu đến các API phù hợp để xử lý yêu cầu này. Điều này thường được thực hiện bằng cách sử dụng các thông tin trong yêu cầu như URI (Uniform Resource Identifier), phương thức HTTP hoặc các thẻ đánh dấu (tags) mà được gán cho API.
-
Bước 4: Chuyển tiếp yêu cầu: API Gateway chuyển tiếp yêu cầu từ người dùng đến API phù hợp để xử lý yêu cầu này. Sau đó, kết quả xử lý của API được trả về cho API Gateway.
-
Bước 5: Xử lý kết quả: Sau khi nhận được kết quả từ API, API Gateway xử lý kết quả này và trả về cho người dùng. Các kết quả này có thể được sửa đổi hoặc phân tích trước khi được trả về cho họ.
-
Bước 6: Quản lý phiên bản: API Gateway cũng quản lý phiên bản các API và cung cấp khả năng ghi nhật ký và giám sát truy cập để giúp các nhà phát triển quản lý và theo dõi các API của họ một cách hiệu quả.
6 Lợi ích của việc sử dụng API Gateway trong quản lý API
Bài viết API Gateway là gì cũng sẽ khám phá những lợi ích thiết thực khi sử dụng API Gateway trong quản lý API. Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu hơn về giải pháp quản lý API này.
Phần code phía Frontend trở nên gọn gàng hơn
Do không cần phải tracking nhiều endpoints ở trên từng services nên phần code phía Frontend cũng sẽ trở nên gọn gàng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả mọi công việc sẽ được gọi trực tiếp đến API Gateway.
Dễ dàng che giấu cấu trúc hệ thống Microservices với bên ngoài
Các clients sẽ tương tác gián tiếp với hệ thống chứ không gọi trực tiếp một services cụ thể. Những Endpoint của các service sẽ chỉ được gọi nội bộ, tức là được gọi từ API Gateway hoặc giữa các service với nhau. Thông qua public endpoint từ API Gateway, người dùng sẽ gọi những API này.
Do vậy, Client sẽ hoàn toàn không biết những service bên backend sẽ tiến hành phân chia như thế nào. Nhờ đó mà các lập trình viên cũng có thể dễ dàng refactor code frontend hơn.
Dễ dàng quản lý và theo dõi traffic
Hầu hết hiện nay, những hệ thống API Gateway đều đã tích hợp thêm tính năng theo dõi cũng như quản lý traffic thông qua chính các API của hệ thống Gateway hoặc thông qua GUI.
Cân bằng tải kết hợp với Request Caching
Một lợi ích nữa mà AOI Gateway mang đến chính là load balancer của hệ thống. Sẽ không còn xuất hiện tình trạng những request được gửi trực tiếp đến backend. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống bị quá tải.
Hệ thống được bổ sung thêm một lớp bảo mật
API Gateway là một công cụ đắc lực hỗ trợ ngăn chặn những cuộc tấn công bằng cách bổ sung thêm một lớn bảo vệ. Lớp bảo vệ đó là SQL Injections, DDoS,…
Authentication Services được thay thế
Lợi ích cuối cùng của API Gateway chính là thay thế cho Authentication Services. Do API Gateway cung cấp những cơ chế xác thực nhanh chóng nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng công cụ này để xác thực người dùng. Điều này sẽ giúp hệ thống trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm thời gian cho người sử dụng.
So sánh API Gateway với các giải pháp quản lý API khác
Trong nội dung này để cho bạn có được một cái nhìn khách quan hơn về các giải pháp quản lý API, hãy cùng so sánh với những công cụ khác như Reverse Proxy và API Management Platform qua những chia sẻ cụ thể dưới đây.
API Gateway vs. Reverse Proxy: Đánh giá và lựa chọn
Cả API Gateway và Reverse Proxy đều có vai trò quan trọng trong phân phối và quản lý các dịch vụ web. Tuy nhiên, có những khác biệt quan trọng giữa hai công cụ này, trước khi lựa chọn giải pháp quản lý API phù hợp. Dưới đây là một số khía cạnh giúp bạn so sánh API Gateway với Reverse Proxy và có thể phân biệt hai giải pháp quản lý API này dễ hơn.
API Gateway vs. API Management Platform: So sánh tính năng và lợi ích
Ngoài so sánh giữa API Gateway và Reverse Proxy, nhiều người cũng chưa thực sự hiểu rõ về sự khác biệt giữa API Gateway và giải pháp quản lý API Management Platform. Những thông tin chia sẻ ở bên dưới sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về hai công cụ này.
Qua đó có thể thấy, API Gateway và API Management Platform đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và phân phối các dịch vụ API. Nếu ứng dụng yêu cầu tính năng quản lý API phức tạp và quản lý khách hàng, thì API Management Platform sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Còn trong trường hợp ứng dụng cần tính bảo mật và hiệu suất cao hơn, thì API Gateway là sự lựa chọn hợp lý hơn cả.
Những trường hợp nên sử dụng API Gateway
Bài viết này cũng sẽ đề cập tới những trường hợp nên sử dụng API Gateway. Việc tận dụng những lợi ích mà API Gateway đem lại sẽ giúp các ứng dụng dịch vụ có thể phát triển thành công hơn. Những trường hợp nên sử dụng giải pháp API này bao gồm:
-
Những tổ chức, doanh nghiệp muốn chuyển đổi monolith của họ sang microservice-based.
-
Những tổ chức, doanh nghiệp muốn phát triển serverless.
-
Những tổ chức, doanh nghiệp muốn phát triển nhiều nền tảng, không bị giới hạn phần cứng.
-
Người dùng muốn kiếm tiền từ API.
Đoạn kết
Những chia sẻ vừa rồi của GCS Vietnam cũng đã kết lại bài viết API Gateway là gì. Đây là một nhân tố quan trọng đảm bảo hiệu suất, khả năng mở rộng các dịch vụ của bạn. Nếu đang muốn quản lý doanh nghiệp hiệu quả cũng như tối ưu hoá quy trình làm việc hãy liên hệ ngay số Hotline: 024.9999.7777 của GCS để đội ngũ tư vấn có thể lắng nghe cũng như hỗ trợ bạn tốt nhất!